Nghiên cứu - Trao đổi » Chính trị

Những sai lầm về nhận thức lý luận dẫn đến sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên bang Xô-Viết

08:35 - 01/03/2018

Đúng 100 năm trước đây, Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại giành thắng lợi đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại, kỷ nguyên ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Bắt đầu từ nước Nga, với mục tiêu là giải phóng con người khỏi mọi hình thức áp bức của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, mang lại cơm áo, tự do, bình đẳng, hạnh phúc cho nhân dân, chủ nghĩa xã hội hiện thực như vầng dương bừng sáng giữa đêm tối, nhanh chóng lan tỏa trên khắp các châu lục.

Hình ảnh: Những sai lầm về nhận thức lý luận dẫn đến sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên bang Xô-Viết số 1

Chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực đã tạo nên một chế độ xã hội nhân văn chưa từng có trong lịch sử nhân loại, mang lại sức mạnh to lớn cả về tinh thần và của cải cho Liên bang Xô-viết hùng mạnh, lực lượng chủ công đương đầu và tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trở thành động lực mạnh mẽ, chỗ dựa vững chắc cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới vùng lên, đánh đổ các thế lực thực dân, đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trở thành nguồn cổ vũ to lớn cho cuộc đấu tranh đòi quyền tự do, cải thiện đời sống của công nhân và nhân dân lao động trong các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN). Nhưng năm 1991, sau 74 năm tồn tại với những thành tựu vĩ đại, Liên Xô và cùng với nó là CNXH hiện thực mô hình Xô-viết sụp đổ.

Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của một “công trình” vĩ đại tưởng như rất bền vững như thế? Sai lầm nào dẫn đến sự đổ vỡ không thể cứu vãn của một chế độ xã hội đã từng là mơ ước của lớp lớp người cần lao, yêu chuộng hòa bình, của một hệ thống gắn kết trên phạm vi toàn cầu với sự góp mặt của gần 30% dân số và cũng chiếm gần như tỷ lệ ấy diện tích các châu lục toàn cầu? Hơn một phần tư thế kỷ vừa qua đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, chính trị gia, rất nhiều bài báo, cuốn sách phân tích về những vấn đề này. Phạm vi bài viết này lý giải những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của CNXH hiện thực mô hình Xô-viết ở khía cạnh những sai lầm về nhận thức lý luận. Và từ sự lý giải đó gợi ý những bài học cần thiết cho chúng ta hôm nay trong nhận thức lý luận về CNXH và con đường xây dựng CNXH hiện thực nhằm tránh lặp lại “vết xe đổ” của quá khứ.

1- Nhìn lại tiến trình lịch sử của CNXH hiện thực mô hình Xô-viết có thể nhận thấy sai lầm đầu tiên chính là sai lầm trong nhận thức lý luận - lý luận về cách mạng vô sản, lý luận về chủ nghĩa cộng sản (CNCS) và lý luận về thời kỳ quá độ.

Trong học thuyết của mình, C. Mác và Ph. Ăng-ghen phát hiện ra sự vận động có tính quy luật của lịch sử loài người thông qua sự thay thế tất yếu hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn. Theo sự vận động ấy, loài người tất yếu sẽ đi tới CNCS. Cuộc cách mạng vô sản sẽ nổ ra khi quan hệ sản xuất TBCN dựa trên sự chiếm hữu tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất trở thành sự trói buộc, kìm hãm lực lượng sản xuất đã phát triển đạt tới trình độ xã hội hóa cao. Như vậy, chính chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã chuẩn bị điều kiện kinh tế cho sự ra đời của CNXH. Nhưng từ CNTB tiến lên CNXH cần phải có một thời kỳ quá độ. Nói như C. Mác trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô-ta”: Giữa xã hội TBCN và xã hội CSCN là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Khi nói về thời kỳ “cải biến cách mạng”, “quá độ chính trị” ấy, trong “Thư gửi K. Xmit”, Ph. Ăng-ghen nhấn mạnh: đó là vấn đề khó khăn nhất trong tất cả các vấn đề, vì các điều kiện biến đổi không ngừng. Như vậy, thời kỳ quá độ là quá trình cải biến cách mạng rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi có thời gian, không thể phân chia một cách siêu hình và ứng xử với nó một cách đơn giản. Ph. Ăng-ghen có nói đến một số biện pháp có thể phải thực hiện trong thời kỳ quá độ này, như tịch thu tài sản của những kẻ bỏ chạy ra nước ngoài, hạn chế dần dần quyền tư hữu, tổ chức ngân hàng mới, tổ chức lao động tập thể, thực hiện giáo dục không mất tiền, thực hiện chế độ bình đẳng trong kế thừa tài sản,... nhưng phải thực hiện tất cả những biện pháp đó từ từ, có cân nhắc cẩn thận đến những điều kiện lịch sử cụ thể từng nơi, từng lúc. Những vấn đề xã hội, đời sống tinh thần, như tôn giáo, tín ngưỡng, giai cấp, dân tộc, càng phức tạp hơn, đòi hỏi phải có sự nhìn nhận hợp lý, chính sách mềm dẻo, lâu dài. Trong Lời đề tựa cho Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản xuất bản năm 1872, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng: “Chính ngay “Tuyên ngôn” cũng đã giải thích rõ rằng bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, việc áp dụng những nguyên lý đó cũng phải tùy theo hoàn cảnh lịch sử đương thời, và do đấy, không nên quá câu nệ vào những biện pháp cách mạng nêu ra ở cuối chương II”(1).

V. I. Lê-nin là người kế thừa, phát triển những tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăng-ghen về điều kiện của cuộc cách mạng XHCN để tổ chức thành công Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, đưa nước Nga và sau đó là Liên bang Xô-viết vào con đường xây dựng CNXH. Ngay từ thực tiễn của những năm tháng đầu tiên xây dựng CNXH, V. I. Lê-nin đã có những quan niệm rất cơ bản về thời kỳ quá độ. Trong tác phẩm “Về bệnh ấu trĩ “tả khuynh” và tính tiểu tư sản” (năm 1918), Người đặt câu hỏi “quá độ có nghĩa là gì?” và tiếp lời rằng “... có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội không?(2). Ngay năm sau trong tác phẩm “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” (năm 1919) V. I. Lê-nin nhắc lại lời C. Mác: “Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định”(3), và phân tích rõ ràng: “Thời kỳ đó không thể không bao gồm những đặc điểm hoặc đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế xã hội ấy. Thời kỳ quá độ ấy không thể nào lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách khác, giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, và chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh nhưng vẫn còn rất non yếu”(4), đồng thời Người đưa ra ví dụ về kinh tế - xã hội ở nước Nga lúc đó là: “chủ nghĩa tư bản, tiểu sản xuất hàng hóa, chủ nghĩa cộng sản”(5); về chính trị - xã hội là: “giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản (nhất là nông dân), giai cấp vô sản”(6).

Lý luận về thời kỳ quá độ ở nước Nga được V. I. Lê-nin hiện thực hóa bằng Chính sách Kinh tế mới (NEP) và đưa vào thực hiện từ năm 1921. Thực chất của NEP là một bước tiến trong nhận thức lý luận về thời kỳ quá độ với nội dung là áp dụng kinh tế thị trường hạn chế, sản xuất hàng hóa được thừa nhận ở mức độ nhất định, quan hệ hàng - tiền với tính cách là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế được khôi phục. V. I. Lê-nin viết: Kinh tế nông dân, với tư cách là nền kinh tế tiểu nông, không thể đứng vững được, nếu không có một sự tự do trao đổi nào đó, và không có những quan hệ TBCN gắn liền với tự do trao đổi đó. Đặc biệt, V. I. Lê-nin cho rằng, “chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản (nhất là bằng cách hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước) làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên”(7).

Tiếc rằng, sau khi V. I. Lê-nin mất đi, Gi. Xta-lin và những người tập hợp xung quanh ông đã bỏ qua những tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và những chỉ dẫn của V. I. Lê-nin, đưa ra những tư tưởng xa lạ về xây dựng CNXH ở thời kỳ quá độ trong một nước và sự gia tăng đấu tranh giai cấp, trấn áp trong xã hội; chủ trương kế hoạch hóa tập trung, công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, phân phối trực tiếp bằng hiện vật,... Từ sai lầm trong nhận thức lý luận về thời kỳ quá độ dẫn đến những sai lầm trong tổ chức thực tiễn; chủ quan, nóng vội, bỏ qua tính quy luật trong giải quyết các vấn đề đặt ra về kinh tế, xã hội, con người; không lường hết những khó khăn, phức tạp và nguy hiểm sự chống phá của kẻ thù từ bên ngoài. Sai lầm ấy trước hết được thể hiện trong chính sách hợp tác hóa nông nghiệp bằng mọi giá, bất chấp điều kiện thực tế và lợi ích của người nông dân. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn đói xảy ra vào những năm 1930 - 1932. Sai lầm còn thể hiện ở chính sách cưỡng đoạt ruộng đất của địa chủ (cu-lắc) ở nông thôn và nhà máy của các chủ tư sản ở thành thị. Kết quả là lực lượng sản xuất (nhất là kỹ năng, kinh nghiệm quản lý kinh tế) bị tiêu hao, xã hội bị chia rẽ nặng nề. 

Những sai lầm trong nhận thức về thời kỳ quá độ còn ảnh hưởng suốt một thời kỳ dài sau Gi. Xta-lin. Thậm chí, vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX, những nhà lãnh đạo Xô-viết đã nóng vội tuyên bố xây dựng xong CNXH, bắt tay vào xây dựng CNXH phát triển. Đó thực chất là tư tưởng chủ quan, duy ý chí. Đành rằng, cuối những năm 60, Liên Xô và các nước trong hệ thống XHCN ở Đông Âu cũng thu được những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, tuy nhiên sự bảo thủ trong chính sách kinh tế cùng bộ máy quan liêu, tham nhũng đã làm cho những thành tựu đó không được phát huy, thậm chí nền kinh tế ngày càng trì trệ, xã hội ngày càng mất ổn định...

2- Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C. Mác, Ph. Ăng-ghen đã chỉ ra rằng: Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác, đó là tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền. Tuy nhiên, C. Mác, Ph. Ăng-ghen mới chỉ đưa ra một số tư tưởng về xây dựng đảng của giai cấp công nhân. Trên cơ sở kế thừa tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăng-ghen trong điều kiện mới, V. I. Lê-nin, đã đưa ra các nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới, trong đó có nguyên tắc tập trung dân chủ. Người cho rằng, tập trung dân chủ là nguyên tắc sống còn của một đảng cách mạng chân chính. Bởi vì, nếu không có tập trung, đảng sẽ trở thành một “câu lạc bộ” lộn xộn, bị chia rẽ; nhưng nếu xa rời dân chủ, đảng sẽ trở thành một tổ chức quan liêu, độc đoán, chuyên quyền. Người đòi hỏi mỗi đảng viên cộng sản phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, kiên quyết đấu tranh chống các phần tử cơ hội, xét lại trong mọi điều kiện, hoàn cảnh để bảo vệ đảng cộng sản, bảo vệ chính quyền nhà nước của nhân dân lao động. Người đã nhiều lần cảnh báo về những căn bệnh phát sinh trong điều kiện đảng cầm quyền và coi đó là nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ. V. I. Lê-nin nhấn mạnh: “những người bôn-sê-vích sẽ không giữ vững được chính quyền, tôi không nói được tới hai năm rưỡi, mà ngay cả đến hai tháng rưỡi cũng không được nữa, nếu đảng ta không có kỷ luật hết sức nghiêm minh, kỷ luật sắt thật sự”(8). Người yêu cầu phải đấu tranh không khoan nhượng để tẩy sạch chủ nghĩa cơ hội, tham nhũng, hối lộ ra khỏi đời sống của đảng, loại bỏ những phần tử thoái hóa biến chất ra khỏi tổ chức đảng để làm trong sạch đảng. Người cũng cảnh báo nghiêm khắc: “Toàn bộ công việc của tất cả các cơ quan kinh tế của chúng ta bị khốn khổ trước hết về tệ quan liêu... Nếu có cái gì sẽ làm tiêu vong chúng ta thì chính là cái đó”(9). V. I. Lê-nin cũng đòi hỏi đảng cộng sản phải gắn bó chặt chẽ với nhân dân, phải không ngừng củng cố mối quan hệ với nhân dân.

Tất cả những vấn đề lý luận về xây dựng đảng của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V. I. Lê-nin đều bị Gi. Xta-lin bỏ qua, hoặc giải thích theo quan niệm riêng của mình. Gi.Xta-lin đã xây dựng nên một đảng theo xu hướng độc đoán, chuyên quyền, ngày càng quan liêu, xa rời nhân dân. Đảng Cộng sản Liên Xô càng ngày càng lún sâu vào vũng bùn của những căn bệnh đã được báo trước mà tự nó không có bất cứ cơ chế nào để cứu vãn. Môi trường thiếu dân chủ, cơ chế tổ chức yếu kém, kỷ luật đảng lỏng lẻo. Trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong hệ thống tổ chức của Đảng không rõ ràng. Công tác kiểm tra, giám sát không chặt chẽ. Tình trạng đặc quyền, đặc lợi và quan liêu, nhũng nhiễu, “mua quan, bán chức” trong Đảng ngày càng nặng nề... 

Mặt khác, sai lầm trong nhận thức lý luận về Đảng, bỏ qua những vấn đề có tính nguyên tắc về tổ chức đảng, về công tác cán bộ của Đảng là sự phá hoại Đảng từ bên trong. Với vai trò lãnh đạo, các tổ chức đảng từ Trung ương đến địa phương quyết định các vấn đề quan trọng không có giới hạn, không có kiểm soát. Đảng nắm quyền quyết định công tác cán bộ nhưng cơ chế lựa chọn, sử dụng cán bộ không chặt chẽ, không hợp lý dẫn đến việc biến nó thành siêu quyền lực của một số người, lợi dụng quyền lực đó để cất nhắc người thân, củng cố lợi ích nhóm, “mua quan, bán chức”, thu lợi cho cá nhân. Các tổ chức quần chúng của Đảng bị hành chính hóa, không còn đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của giới mà các tổ chức ấy được giao là đại diện. Nhiều phần tử cơ hội, phẩm chất đạo đức kém, năng lực công tác hạn chế đã chui vào hàng ngũ đảng viên, leo dần lên những vị trí quyền lực quan trọng. Những người thực sự tài năng và đạo đức bị cản trở phát triển, những kẻ cơ hội, vụ lợi thông qua tiền và các mối quan hệ xã hội để thăng tiến. M. Goóc-ba-chốp là một nhân vật đặc trưng cho sự cơ hội, một tính cách hoạt đầu, nhờ những thủ thuật biến hình, lợi dụng cơ chế méo mó trong tổ chức đảng để ngoi lên vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, rồi trở thành kẻ phản bội chế độ. Một loạt cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản, Nhà nước Xô-viết khi có quyền lực trong tay đã không tìm được nổi một biện pháp khả dĩ, không dám tổ chức nổi một hành động thực tế đáng kể để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ trước nguy cơ đổ vỡ.

Tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành của Đảng, Nhà nước Xô-viết càng độc đoán, mất dân chủ thì Đảng, Nhà nước càng xa dân, càng mất đi cơ sở chính trị, nguồn sống của nó. Trước khi Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ không lâu đã có một cuộc điều tra xã hội học với câu hỏi: “Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho ai?”. Kết quả là, số người cho rằng Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho nhân dân chiếm 7%, đại diện cho công nhân chiếm 4%, đại diện cho toàn thể đảng viên chiếm 11%. Trong khi đó, có tới 85% số người được hỏi cho rằng: Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho quan chức, cán bộ và nhân viên nhà nước”(10). Vấn đề nguy hiểm chết người là ở chỗ, chính lợi ích và đặc quyền, đặc lợi của những người có chức, có quyền trong bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước Xô-viết đã liên kết họ lại thành một bức thành không thể vượt qua, không cho phép đổi mới về tổ chức, bộ máy và cơ chế vận hành của nó. Và do đó, Đảng Cộng sản Liên xô và Nhà nước Xô-viết càng ngày càng tiến gần đến bờ vực của khủng hoảng, của đổ vỡ mà không có bất cứ cơ chế phanh hãm nào. 

3- Những sai lầm trong nhận thức lý luận về xây dựng nhà nước và quản lý xã hội dẫn đến sai lầm trong mô hình thiết kế, cơ chế vận hành của Nhà nước Xô-viết. 

C. Mác, Ph. Ăng-ghen cho rằng, chuyên chính vô sản là hình thức nhà nước trong giai đoạn đầu của CNCS, quá độ tất yếu để xóa bỏ những khác biệt giai cấp nói chung. Hình thức nhà nước ấy sẽ tiêu vong trong tương lai, “nghĩa là những chức năng xã hội sẽ mất tính chất chính trị và sẽ biến thành những chức năng quản lý đơn thuần chăm lo đến lợi ích của xã hội”(11) C. Mác cũng chỉ ra rằng, khi nhân dân đã giành được mọi quyền lực về tay mình và lập ra nhà nước của mình thì đó là “nhà nước kiểu mới”, “nhà nước dân chủ”. Tính chất dân chủ của nhà nước ấy được C. Mác giải thích: “Dưới chế độ dân chủ, không phải con người tồn tại vì luật pháp, mà luật pháp tồn tại vì con người; ở đây sự tồn tại của con người là luật pháp, trong khi đó thì dưới những hình thức khác của chế độ nhà nước, con người lại là tồn tại được quy định bởi luật pháp. Dấu hiệu đặc trưng cơ bản của chế độ dân chủ là như vậy”(12).

V. I. Lê-nin không chỉ tán đồng với những tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăng-ghen về nhà nước trong thời kỳ quá độ, mà còn phát triển, làm rõ hơn tính chất, vai trò và nhiệm vụ của nó. Đặc biệt, từ thực tiễn xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản ở nước Nga, V. I. Lê-nin chỉ rõ: “trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, sự trấn áp vẫn còn tất yếu, nhưng nó đã là sự trấn áp của đa số bị bóc lột đối với thiểu số bóc lột. Cơ quan đặc biệt, bộ máy trấn áp đặc biệt là “nhà nước” vẫn còn cần thiết, nhưng nó đã là nhà nước quá độ, mà không còn là nhà nước theo đúng nghĩa của nó nữa”(13). V. I. Lê-nin nhấn mạnh, trong thời kỳ quá độ, chuyên chính vô sản phải bảo đảm thực hiện nền dân chủ XHCN, trong đó nhân dân là chủ nhân xã hội, là người trực tiếp tham gia mọi công việc của nhà nước, nhân dân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công việc quản lý xã hội. Người viết: Điều cần thiết không phải chỉ là cơ quan đại biểu theo kiểu chế độ dân chủ, mà là toàn bộ việc quản lý nhà nước từ dưới lên phải do bản thân quần chúng tổ chức, quần chúng thực sự tham gia từng bước của cuộc sống và đóng vai trò tích cực trong việc quản lý.

Không tuân thủ những vấn đề nguyên tắc trong xây dựng Đảng, nên Đảng Cộng sản Liên Xô đã dần trở thành một tổ chức chính trị độc tôn quyền lực, đứng trên pháp luật. Những người bất đồng ý kiến bị thanh trừng, đưa ra khỏi các vị trí lãnh đạo. Nguyên tắc tập trung dân chủ không được áp dụng triệt để, thậm chí còn bị giải thích sai lạc để bảo vệ những lợi ích của cá nhân hay nhóm quan chức quan liêu. Đó là cơ sở dẫn tới tệ sùng bái cá nhân, độc đoán, chuyên quyền... Một loạt lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước ở Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu đã duy trì quyền lực suốt đời mà không bị giới hạn nhiệm kỳ.

Nền dân chủ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu trên thực tế bị hạn chế rất nhiều so với các tuyên ngôn chính thức. Hầu hết các ý kiến, quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đều không được khuyến khích, thậm chí còn bị quy chụp cho những tội danh nặng nề. Tình trạng thiếu dân chủ thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả văn học - nghệ thuật, khoa học, nhất là khoa học xã hội. 

Việc hạn chế dân chủ như một thứ rào cản, hạn chế sự sáng tạo trong xã hội, hạn chế vai trò của nhân dân trong giám sát quyền lực, phản biện các chính sách xã hội. Tình trạng ấy dẫn đến những bức xúc về tư tưởng, tinh thần trong xã hội không được giải tỏa, không có lối thoát, bị ức chế, kìm nén, gây nên không khí nặng nề, tạo nên những rạn nứt ngầm trong quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Đó cũng chính là mảnh đất tốt cho chủ nghĩa quan liêu, là môi trường thuận lợi cho sự chuyên chế, độc đoán, là căn bệnh làm cho Đảng, Nhà nước xa rời nhân dân, nhân dân mất dần niềm tin vào Đảng và Nhà nước 

4- Sai lầm trong nhận thức lý luận về kinh tế, về bản chất của xã hội mới, cũng bắt đầu từ nhận thức sai lầm lý luận về thời kỳ quá độ. Theo dự báo của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, nhân loại tất yếu đi tới xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa (CSCN), trong đó lực lượng sản xuất phát triển và đạt trình độ xã hội hóa cao; mọi tư liệu sản xuất thuộc về sở hữu xã hội; nền sản xuất được kế hoạch hóa trên phạm vi toàn xã hội và đáp ứng nhu cầu lao động và sinh hoạt của mọi thành viên trong xã hội... Đó là chế độ xã hội CSCN đã được xây dựng hoàn bị. Như đã nói, để đi tới chế độ đó cần phải có thời kỳ quá độ, tức là thời kỳ “cải biến cách mạng” từ CNTB đến CNCS, thời kỳ cải tạo xã hội dần dần và việc xem xét thời kỳ này một cách cụ thể “là vấn đề khó khăn nhất trong tất cả các vấn đề”, vì thế phải có thái độ rất thận trọng. Trong thời kỳ quá độ, những tàn dư của CNTB chưa thể mất đi hoàn toàn và những yếu tố của CNXH tuy đã xuất hiện nhưng còn mới mẻ, bước đầu. Ví như, chế độ tư hữu có thể còn tồn tại trong thời gian dài, chỉ khi nào chế độ mới tạo dựng được những điều kiện cần thiết, nhất là khối lượng tư liệu sản xuất đủ lớn để bảo đảm cho quá trình cải tạo xã hội thì mới có thể xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất(14).

Kế thừa tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, V. I. Lê-nin phân tích tình hình thực tế nước Nga và cho rằng, trong thời kỳ quá độ, ở nước Nga tồn tại nhiều thành phần kinh tế: “1- Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng; 2- Sản xuất hàng hóa nhỏ; 3- Chủ nghĩa tư bản tư nhân; 4- Chủ nghĩa tư bản nhà nước; 5- Chủ nghĩa xã hội”. V. I. Lê-nin cũng chỉ ra sự cần thiết của việc trao đổi hàng hóa, việc duy trì quan hệ hàng - tiền và một số hình thức của kinh tế thị trường để thúc đẩy sự phát triển các thành phần kinh tế. V. I. Lê-nin khẳng định, sự thắng lợi của CNXH phải thể hiện bằng năng suất lao động cao, nhưng đây là công việc rất khó khăn, cần có thời gian, nguồn lực và trí tuệ. “... chúng ta nhận thấy ngay rằng nếu vài ba ngày cũng đủ để giành được chính quyền nhà nước trung ương, và trong vài tuần lễ cũng có thể dẹp tan được sự phản kháng quân sự (và sự phá hoại ngầm) của bọn bóc lột” nhưng “vô luận thế nào... cũng phải mất nhiều năm mới giải quyết được vững chắc nhiệm vụ nâng cao năng suất lao động”(15). 

Do chủ quan, nóng vội, Đảng Cộng sản Liên xô và Nhà nước Xô-viết sau đó đã áp dụng những biện pháp hành chính, áp đặt để giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế. Toàn bộ tư liệu sản xuất được công hữu hóa hay tập thể hóa. Sở hữu tư nhân bị thủ tiêu bằng vũ lực và tước đoạt. Tất cả các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể đều bị xóa bỏ. Thị trường không phát triển do sản xuất hàng hóa bị coi là xa lạ với CNXH,... Trong nông nghiệp, chính sách hợp tác hóa đã làm suy yếu lực lượng sản xuất ở nông thôn, tước bỏ động lực cần thiết, làm cho nền nông nghiệp phát triển chậm, năng suất lao động thấp. Nền công nghiệp Liên Xô có khả dĩ hơn, nhưng chỉ phát triển tốt ở một số ngành công nghiệp nặng, khai khoáng, công nghiệp quốc phòng. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với xã hội lại là khu vực yếu kém nhất. Người dân có rất ít cơ hội để lựa chọn những hàng hóa, nhu yếu phẩm cho cá nhân và gia đình. Nhiều thời kỳ, hàng hóa khan hiếm gây bức xúc trong xã hội...

Ngay cả khi Liên Xô tuyên bố hoàn thành việc xây dựng CNXH, chuyển sang giai đoạn xây dựng CNXH phát triển, cơ chế quản lý vận hành nền kinh tế cũng không có bất cứ sự thay đổi nào. Hơn thế nữa, cơ chế đó còn tỏ ra ngày càng kém hiệu quả hơn do hệ thống công quyền ngày càng quan liêu hóa. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ của nhân loại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất. Năng suất lao động xã hội ngày càng giảm. Tăng trưởng kinh tế nhằm mục tiêu giành thắng lợi trong cuộc chạy đua “ai thắng ai” với các nước TBCN không đạt được như mong muốn. Không những thế, nền kinh tế còn sa vào tình trạng trì trệ. Chất lượng các loại hàng hóa tiêu dùng thấp, không được đổi mới về hình thức, mẫu mã, hàng hóa ngày càng khan hiếm, không đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của nhân dân. Sự thất bại trong phát triển kinh tế đã góp phần đẩy xã hội Xô-viết đến bờ vực khủng hoảng.

5- Sai lầm trong nhận thức lý luận còn thể hiện ở phương pháp không đúng khi tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, sự bảo thủ, hẹp hòi trong thái độ ứng xử với những giá trị của văn minh nhân loại, nhất là những gì liên quan đến CNTB. Đặc biệt, sự độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ và chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân cản trở, không cho phép phát triển hệ thống lý luận khoa học, khách quan, đúng đắn trong điều kiện CNXH hiện thực mô hình Xô-viết.

Khi nói về học thuyết của mình, C. Mác nhiều lần nhấn mạnh rằng, học thuyết đó không phải là những giáo điều khô cứng mà là một học thuyết mở mang bản chất sáng tạo và phải được phát triển không ngừng cùng sự phát triển của thực tiễn xã hội. Sau này, V. I. Lê-nin nhấn mạnh: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”(16).

V. I. Lê-nin cũng đã chỉ ra một công thức về CNXH, đồng thời là một chỉ dẫn phương pháp luận rất quan trọng trong thái độ ứng xử đối với các giá trị của nhân loại: “Dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt của nước ngoài: Chính quyền xô-viết + trật tự ở đường sắt Phổ + kỹ thuật và cách tổ chức các tơ-rớt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ etc. etc. ++ = ∑(tổng số, tổng kết lại) = chủ nghĩa xã hội”(17). Người phê phán lối nghĩ hẹp hòi, “đem chủ nghĩa tư bản đối lập một cách trừu tượng với chủ nghĩa xã hội”. Theo Người, trong điều kiện xây dựng CNXH ở nước Nga, rất cần phải học hỏi những kinh nghiệm tốt trong quản lý ở các nước TBCN, phải bỏ tiền ra để thuê các chuyên gia tư sản. Đó chính là cách để xây dựng thành công CNXH. Như vậy, về bản chất, học thuyết Mác - Lê-nin là học thuyết mở và sáng tạo.

Trong lịch sử tồn tại của CNXH mô hình Xô-viết thời kỳ sau V.I. Lê-nin, hầu như những vấn đề có tính nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đều bị xem nhẹ hoặc bỏ qua. Việc tiếp nhận lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin được thực hiện theo hai hướng. Hướng thứ nhất là biến một số luận điểm, dự báo khoa học trong học thuyết đó thành những giáo điều khô cứng, không quan tâm đến sự vận động không ngừng của các điều kiện xã hội. Hướng thứ hai là giải thích chủ nghĩa Mác - Lê-nin theo những quan điểm chủ quan, sùng bái ý kiến của cá nhân hoặc của ban lãnh đạo tối cao Đảng và Nhà nước. Hai xu hướng ấy dẫn tới việc hình thành một hệ thống lý luận xa rời thực tiễn, duy ý chí, chủ yếu là minh họa các ý kiến của lãnh tụ, ít có sáng tạo, phát triển. 

Đây cũng là thời kỳ mà Liên Xô và các nước theo mô hình CNXH hiện thực kiểu Xô-viết duy trì một chính sách bảo thủ, đóng cửa đối với phần lớn những thành tựu khoa học, kỹ thuật, nhất là những giá trị văn hóa tinh thần của con người có liên quan đến các nước TBCN. Bản thân Liên Xô và các nước XHCN không tận dụng được những thành tựu khoa học của nhân loại để phục vụ cho công cuộc xây dựng, phát triển toàn diện của mình.

6- Từ những sai lầm về nhận thức lý luận, CNXH hiện thực mô hình Xô-viết trượt dài trên những sai lầm, yếu kém về thể chế chính trị, về phát triển kinh tế và quản lý xã hội để đi đến bờ vực khủng hoảng. Đến lượt nó, thể chế chính trị sinh ra từ sai lầm về nhận thức lý luận ấy lại trở thành vật cản đường, không cho phép hệ thống quyền lực của chế độ tìm ra và tổ chức thực hiện những giải pháp đủ sức để cứu vãn tình thế đó. Trong hoàn cảnh ấy, sự thất bại của công cuộc “Cải tổ” ở Liên Xô là kết cục đã được báo trước. Sự báo trước ấy nằm ở tính chất cơ hội của đội ngũ lãnh đạo tối cao, những người đề xướng và thực hiện “cải tổ”; ở sự sai lầm, vô nguyên tắc của những chính sách mà họ áp dụng vào thực tế. Lúc đầu, họ tuyên bố “cải tổ để có nhiều dân chủ hơn, có nhiều CNXH hơn”, “chúng ta sẽ đi tới CNXH tốt đẹp hơn chứ không đi ra ngoài nó”. Nhưng thực chất, đó chỉ là những luận điệu tuyên truyền lừa dối nhằm yên lòng người, nhằm lôi kéo cả Đảng và cả đất nước vào cuộc thử nghiệm phiêu lưu. Như vậy, mục đích “cải tổ” mà M. Goóc-ba-chốp và “bộ sậu” của ông ta hướng tới rõ ràng là thay đổi chế độ. Nhưng nguy hiểm là họ không rõ đi tới đâu, chế độ mới mà họ nhằm tới là gì, hình hài, vóc dáng ra sao. Chính vì thế, các chính sách “Cải tổ” làm cho xã hội Xô-viết hỗn loạn, trở nên suy yếu. Sự suy yếu của Liên Xô là điều kiện cho các thế lực chống đối ở các nước XHCN ở Đông Âu nổi lên, chống phá đảng cầm quyền và chính quyền, gây rối loạn cả hệ thống.

Cải tổ chính trị theo cái gọi là “tư duy chính trị mới” được coi là “chìa khóa” cho mọi vấn đề, thực chất là từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, từ bỏ mục tiêu xây dựng CNXH, loại khỏi Ủy ban Trung ương Đảng những người trung thành với lý tưởng cách mạng, không tán thành đường lối sai lầm trong “Cải tổ”. Cải tổ kinh tế nhằm “tăng tốc” phát triển, khắc phục tình trạng trì trệ, nhưng các biện pháp không rõ ràng, không hợp lý, dẫn tới bế tắc, làm cho hàng hóa khan hiếm, gây bức xúc trong nhân dân... Sự thất bại của “Cải tổ” là dấu chấm hết cho 74 năm lịch sử của Liên bang Xô-viết hùng mạnh, và cùng với nó là sự sụp đổ của CNXH hiện thực mô hình Xô-viết.

7- Sự sụp đổ của CNXH hiện thực mô hình Xô-viết là một bước lùi lịch sử của cách mạng, của phong trào cộng sản và công nhân toàn thế giới. Đó cũng là một tổn thất to lớn cho phong trào đấu tranh cho những mục tiêu cao cả và tốt đẹp của nhân loại: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của con người. Xuất phát từ mục đích xóa bỏ mọi áp bức bất công, xây dựng chế độ mới để mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại thắng lợi đã mở ra một kỷ nguyên mới, dẫn tới những thay đổi to lớn trên toàn thế giới. Sự thất bại của CNXH hiện thực mô hình Xô-viết không làm lu mờ ý nghĩa lịch sử to lớn của Cách mạng Tháng Mười, không làm giảm giá trị khoa học và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Ngược lại, nó càng chứng minh ý nghĩa quan trọng của nhận thức lý luận một cách sáng tạo, chỉ ra giá trị to lớn về phương pháp luận của học thuyết đó và để lại cho chúng ta bài học xương máu về nhận thức và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn cách mạng.

Thêm một lần nữa cần phải khẳng định rằng, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một học thuyết khoa học, do đó nó cần phải được đối xử một cách khoa học. Từ những gợi ý khoa học về các quy luật phát triển của lịch sử loài người, những dự báo về mô hình, đặc điểm xã hội tương lai được đặt ra trong học thuyết, tùy theo điều kiện của mỗi nước, mỗi thời điểm cụ thể để vận dụng một cách sáng tạo vào việc giải quyết các nhiệm vụ cách mạng. Áp dụng máy móc một số luận điểm, dự báo, coi đó như những giáo điều, bỏ qua những điều kiện, diễn biến của thực tế sẽ dẫn đến chủ quan, duy ý chí. Nhưng chỉ dựa vào thực tế, không phân tích các dữ kiện thực tế đó dưới ánh sáng của lý luận cũng sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm. Cả hai khuynh hướng đó đều sai lầm, đều có thể gây nên những hậu quả không mong đợi.

Sức sống của chủ nghĩa Mác - Lê-nin chính là sáng tạo không ngừng, phát triển không ngừng trong điều kiện thực tế xã hội biến đổi không ngừng. Sự phát triển đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lê-nin chính là xây dựng hệ thống lý luận, cập nhật thực tiễn, hình thành kim chỉ nam cho các hoạt động thực tiễn, ngọn cờ tư tưởng tập hợp lực lượng, đoàn kết toàn Đảng, toàn dân để thực hiện mục tiêu xây dựng CNXH. Vì thế, lý luận đúng đắn là điều kiện đầu tiên không thể thiếu bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng. Coi thường lý luận, không quan tâm đến công tác lý luận sẽ là căn bệnh gây nên những rối loạn trong thực tiễn, phá hoại chế độ ngay từ bên trong.

Muốn phát triển lý luận đúng đắn cần phải có điều kiện chính trị thuận lợi, môi trường xã hội tích cực. Đảng Cộng sản là tổ chức chính trị lãnh đạo đất nước tiến lên theo con đường XHCN, nên trách nhiệm phát triển hệ thống lý luận thuộc về Đảng. Đây cũng chính là con đường để Đảng làm giàu trí tuệ, không ngừng phát triển hệ thống lý luận, bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng CNXH./.

--------------------------------------------

(1) C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 18, tr. 128
(2) V. I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t. 36, tr. 362
(3,) (4), (5), (6) V. I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t. 39, tr. 309 - 311
(7) V. I. Lê-nin: Toàn tập, Sđd, t. 43, tr. 276
(8) V. I. Lê-nin: Toàn tập, Sđd, t. 41, tr. 6
(9) V. I. Lê-nin: Toàn tập, Sđd, t. 54, tr. 235
(10) Theo Nhân dân điện tử, ngày 14-8-2010: Những bài học lịch sử về sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô
(11) C. Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd, t. 18, tr. 422
(12) C. Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 350
(13) V. I. Lê-nin: Toàn tập, Sđd, t. 33, tr. 111
(14) Xem: C. Mác - Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 467 - 469
(15) V. I. Lê-nin: Toàn tập, Sđd, t. 36, tr. 229
(16) V. I. Lê-nin. Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 232
(17) V. I. Lê-nin, Toàn tập, Sđd, t. 36, tr. 684

Tạ Ngọc Tấn
GS, TS, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
 
Theo Tạp chí Cộng Sản

Chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực đã tạo nên một chế độ xã hội nhân văn chưa từng có trong lịch sử nhân loại, mang lại sức mạnh to lớn cả về tinh thần và của cải cho Liên bang Xô-viết hùng mạnh, lực lượng chủ công đương đầu và tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trở thành động lực mạnh mẽ, chỗ dựa vững chắc cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới vùng lên, đánh đổ các thế lực thực dân, đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trở thành nguồn cổ vũ to lớn cho cuộc đấu tranh đòi quyền tự do, cải thiện đời sống của công nhân và nhân dân lao động trong các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN). Nhưng năm 1991, sau 74 năm tồn tại với những thành tựu vĩ đại, Liên Xô và cùng với nó là CNXH hiện thực mô hình Xô-viết sụp đổ.

Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của một “công trình” vĩ đại tưởng như rất bền vững như thế? Sai lầm nào dẫn đến sự đổ vỡ không thể cứu vãn của một chế độ xã hội đã từng là mơ ước của lớp lớp người cần lao, yêu chuộng hòa bình, của một hệ thống gắn kết trên phạm vi toàn cầu với sự góp mặt của gần 30% dân số và cũng chiếm gần như tỷ lệ ấy diện tích các châu lục toàn cầu? Hơn một phần tư thế kỷ vừa qua đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, chính trị gia, rất nhiều bài báo, cuốn sách phân tích về những vấn đề này. Phạm vi bài viết này lý giải những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của CNXH hiện thực mô hình Xô-viết ở khía cạnh những sai lầm về nhận thức lý luận. Và từ sự lý giải đó gợi ý những bài học cần thiết cho chúng ta hôm nay trong nhận thức lý luận về CNXH và con đường xây dựng CNXH hiện thực nhằm tránh lặp lại “vết xe đổ” của quá khứ.

1- Nhìn lại tiến trình lịch sử của CNXH hiện thực mô hình Xô-viết có thể nhận thấy sai lầm đầu tiên chính là sai lầm trong nhận thức lý luận - lý luận về cách mạng vô sản, lý luận về chủ nghĩa cộng sản (CNCS) và lý luận về thời kỳ quá độ.

Trong học thuyết của mình, C. Mác và Ph. Ăng-ghen phát hiện ra sự vận động có tính quy luật của lịch sử loài người thông qua sự thay thế tất yếu hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn. Theo sự vận động ấy, loài người tất yếu sẽ đi tới CNCS. Cuộc cách mạng vô sản sẽ nổ ra khi quan hệ sản xuất TBCN dựa trên sự chiếm hữu tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất trở thành sự trói buộc, kìm hãm lực lượng sản xuất đã phát triển đạt tới trình độ xã hội hóa cao. Như vậy, chính chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã chuẩn bị điều kiện kinh tế cho sự ra đời của CNXH. Nhưng từ CNTB tiến lên CNXH cần phải có một thời kỳ quá độ. Nói như C. Mác trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô-ta”: Giữa xã hội TBCN và xã hội CSCN là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Khi nói về thời kỳ “cải biến cách mạng”, “quá độ chính trị” ấy, trong “Thư gửi K. Xmit”, Ph. Ăng-ghen nhấn mạnh: đó là vấn đề khó khăn nhất trong tất cả các vấn đề, vì các điều kiện biến đổi không ngừng. Như vậy, thời kỳ quá độ là quá trình cải biến cách mạng rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi có thời gian, không thể phân chia một cách siêu hình và ứng xử với nó một cách đơn giản. Ph. Ăng-ghen có nói đến một số biện pháp có thể phải thực hiện trong thời kỳ quá độ này, như tịch thu tài sản của những kẻ bỏ chạy ra nước ngoài, hạn chế dần dần quyền tư hữu, tổ chức ngân hàng mới, tổ chức lao động tập thể, thực hiện giáo dục không mất tiền, thực hiện chế độ bình đẳng trong kế thừa tài sản,... nhưng phải thực hiện tất cả những biện pháp đó từ từ, có cân nhắc cẩn thận đến những điều kiện lịch sử cụ thể từng nơi, từng lúc. Những vấn đề xã hội, đời sống tinh thần, như tôn giáo, tín ngưỡng, giai cấp, dân tộc, càng phức tạp hơn, đòi hỏi phải có sự nhìn nhận hợp lý, chính sách mềm dẻo, lâu dài. Trong Lời đề tựa cho Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản xuất bản năm 1872, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng: “Chính ngay “Tuyên ngôn” cũng đã giải thích rõ rằng bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, việc áp dụng những nguyên lý đó cũng phải tùy theo hoàn cảnh lịch sử đương thời, và do đấy, không nên quá câu nệ vào những biện pháp cách mạng nêu ra ở cuối chương II”(1).

V. I. Lê-nin là người kế thừa, phát triển những tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăng-ghen về điều kiện của cuộc cách mạng XHCN để tổ chức thành công Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, đưa nước Nga và sau đó là Liên bang Xô-viết vào con đường xây dựng CNXH. Ngay từ thực tiễn của những năm tháng đầu tiên xây dựng CNXH, V. I. Lê-nin đã có những quan niệm rất cơ bản về thời kỳ quá độ. Trong tác phẩm “Về bệnh ấu trĩ “tả khuynh” và tính tiểu tư sản” (năm 1918), Người đặt câu hỏi “quá độ có nghĩa là gì?” và tiếp lời rằng “... có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội không?(2). Ngay năm sau trong tác phẩm “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” (năm 1919) V. I. Lê-nin nhắc lại lời C. Mác: “Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định”(3), và phân tích rõ ràng: “Thời kỳ đó không thể không bao gồm những đặc điểm hoặc đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế xã hội ấy. Thời kỳ quá độ ấy không thể nào lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách khác, giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, và chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh nhưng vẫn còn rất non yếu”(4), đồng thời Người đưa ra ví dụ về kinh tế - xã hội ở nước Nga lúc đó là: “chủ nghĩa tư bản, tiểu sản xuất hàng hóa, chủ nghĩa cộng sản”(5); về chính trị - xã hội là: “giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản (nhất là nông dân), giai cấp vô sản”(6).

Lý luận về thời kỳ quá độ ở nước Nga được V. I. Lê-nin hiện thực hóa bằng Chính sách Kinh tế mới (NEP) và đưa vào thực hiện từ năm 1921. Thực chất của NEP là một bước tiến trong nhận thức lý luận về thời kỳ quá độ với nội dung là áp dụng kinh tế thị trường hạn chế, sản xuất hàng hóa được thừa nhận ở mức độ nhất định, quan hệ hàng - tiền với tính cách là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế được khôi phục. V. I. Lê-nin viết: Kinh tế nông dân, với tư cách là nền kinh tế tiểu nông, không thể đứng vững được, nếu không có một sự tự do trao đổi nào đó, và không có những quan hệ TBCN gắn liền với tự do trao đổi đó. Đặc biệt, V. I. Lê-nin cho rằng, “chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản (nhất là bằng cách hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước) làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên”(7).

Tiếc rằng, sau khi V. I. Lê-nin mất đi, Gi. Xta-lin và những người tập hợp xung quanh ông đã bỏ qua những tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và những chỉ dẫn của V. I. Lê-nin, đưa ra những tư tưởng xa lạ về xây dựng CNXH ở thời kỳ quá độ trong một nước và sự gia tăng đấu tranh giai cấp, trấn áp trong xã hội; chủ trương kế hoạch hóa tập trung, công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, phân phối trực tiếp bằng hiện vật,... Từ sai lầm trong nhận thức lý luận về thời kỳ quá độ dẫn đến những sai lầm trong tổ chức thực tiễn; chủ quan, nóng vội, bỏ qua tính quy luật trong giải quyết các vấn đề đặt ra về kinh tế, xã hội, con người; không lường hết những khó khăn, phức tạp và nguy hiểm sự chống phá của kẻ thù từ bên ngoài. Sai lầm ấy trước hết được thể hiện trong chính sách hợp tác hóa nông nghiệp bằng mọi giá, bất chấp điều kiện thực tế và lợi ích của người nông dân. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn đói xảy ra vào những năm 1930 - 1932. Sai lầm còn thể hiện ở chính sách cưỡng đoạt ruộng đất của địa chủ (cu-lắc) ở nông thôn và nhà máy của các chủ tư sản ở thành thị. Kết quả là lực lượng sản xuất (nhất là kỹ năng, kinh nghiệm quản lý kinh tế) bị tiêu hao, xã hội bị chia rẽ nặng nề. 

Những sai lầm trong nhận thức về thời kỳ quá độ còn ảnh hưởng suốt một thời kỳ dài sau Gi. Xta-lin. Thậm chí, vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX, những nhà lãnh đạo Xô-viết đã nóng vội tuyên bố xây dựng xong CNXH, bắt tay vào xây dựng CNXH phát triển. Đó thực chất là tư tưởng chủ quan, duy ý chí. Đành rằng, cuối những năm 60, Liên Xô và các nước trong hệ thống XHCN ở Đông Âu cũng thu được những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, tuy nhiên sự bảo thủ trong chính sách kinh tế cùng bộ máy quan liêu, tham nhũng đã làm cho những thành tựu đó không được phát huy, thậm chí nền kinh tế ngày càng trì trệ, xã hội ngày càng mất ổn định...

2- Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C. Mác, Ph. Ăng-ghen đã chỉ ra rằng: Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác, đó là tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền. Tuy nhiên, C. Mác, Ph. Ăng-ghen mới chỉ đưa ra một số tư tưởng về xây dựng đảng của giai cấp công nhân. Trên cơ sở kế thừa tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăng-ghen trong điều kiện mới, V. I. Lê-nin, đã đưa ra các nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới, trong đó có nguyên tắc tập trung dân chủ. Người cho rằng, tập trung dân chủ là nguyên tắc sống còn của một đảng cách mạng chân chính. Bởi vì, nếu không có tập trung, đảng sẽ trở thành một “câu lạc bộ” lộn xộn, bị chia rẽ; nhưng nếu xa rời dân chủ, đảng sẽ trở thành một tổ chức quan liêu, độc đoán, chuyên quyền. Người đòi hỏi mỗi đảng viên cộng sản phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, kiên quyết đấu tranh chống các phần tử cơ hội, xét lại trong mọi điều kiện, hoàn cảnh để bảo vệ đảng cộng sản, bảo vệ chính quyền nhà nước của nhân dân lao động. Người đã nhiều lần cảnh báo về những căn bệnh phát sinh trong điều kiện đảng cầm quyền và coi đó là nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ. V. I. Lê-nin nhấn mạnh: “những người bôn-sê-vích sẽ không giữ vững được chính quyền, tôi không nói được tới hai năm rưỡi, mà ngay cả đến hai tháng rưỡi cũng không được nữa, nếu đảng ta không có kỷ luật hết sức nghiêm minh, kỷ luật sắt thật sự”(8). Người yêu cầu phải đấu tranh không khoan nhượng để tẩy sạch chủ nghĩa cơ hội, tham nhũng, hối lộ ra khỏi đời sống của đảng, loại bỏ những phần tử thoái hóa biến chất ra khỏi tổ chức đảng để làm trong sạch đảng. Người cũng cảnh báo nghiêm khắc: “Toàn bộ công việc của tất cả các cơ quan kinh tế của chúng ta bị khốn khổ trước hết về tệ quan liêu... Nếu có cái gì sẽ làm tiêu vong chúng ta thì chính là cái đó”(9). V. I. Lê-nin cũng đòi hỏi đảng cộng sản phải gắn bó chặt chẽ với nhân dân, phải không ngừng củng cố mối quan hệ với nhân dân.

Tất cả những vấn đề lý luận về xây dựng đảng của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V. I. Lê-nin đều bị Gi. Xta-lin bỏ qua, hoặc giải thích theo quan niệm riêng của mình. Gi.Xta-lin đã xây dựng nên một đảng theo xu hướng độc đoán, chuyên quyền, ngày càng quan liêu, xa rời nhân dân. Đảng Cộng sản Liên Xô càng ngày càng lún sâu vào vũng bùn của những căn bệnh đã được báo trước mà tự nó không có bất cứ cơ chế nào để cứu vãn. Môi trường thiếu dân chủ, cơ chế tổ chức yếu kém, kỷ luật đảng lỏng lẻo. Trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong hệ thống tổ chức của Đảng không rõ ràng. Công tác kiểm tra, giám sát không chặt chẽ. Tình trạng đặc quyền, đặc lợi và quan liêu, nhũng nhiễu, “mua quan, bán chức” trong Đảng ngày càng nặng nề... 

Mặt khác, sai lầm trong nhận thức lý luận về Đảng, bỏ qua những vấn đề có tính nguyên tắc về tổ chức đảng, về công tác cán bộ của Đảng là sự phá hoại Đảng từ bên trong. Với vai trò lãnh đạo, các tổ chức đảng từ Trung ương đến địa phương quyết định các vấn đề quan trọng không có giới hạn, không có kiểm soát. Đảng nắm quyền quyết định công tác cán bộ nhưng cơ chế lựa chọn, sử dụng cán bộ không chặt chẽ, không hợp lý dẫn đến việc biến nó thành siêu quyền lực của một số người, lợi dụng quyền lực đó để cất nhắc người thân, củng cố lợi ích nhóm, “mua quan, bán chức”, thu lợi cho cá nhân. Các tổ chức quần chúng của Đảng bị hành chính hóa, không còn đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của giới mà các tổ chức ấy được giao là đại diện. Nhiều phần tử cơ hội, phẩm chất đạo đức kém, năng lực công tác hạn chế đã chui vào hàng ngũ đảng viên, leo dần lên những vị trí quyền lực quan trọng. Những người thực sự tài năng và đạo đức bị cản trở phát triển, những kẻ cơ hội, vụ lợi thông qua tiền và các mối quan hệ xã hội để thăng tiến. M. Goóc-ba-chốp là một nhân vật đặc trưng cho sự cơ hội, một tính cách hoạt đầu, nhờ những thủ thuật biến hình, lợi dụng cơ chế méo mó trong tổ chức đảng để ngoi lên vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, rồi trở thành kẻ phản bội chế độ. Một loạt cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản, Nhà nước Xô-viết khi có quyền lực trong tay đã không tìm được nổi một biện pháp khả dĩ, không dám tổ chức nổi một hành động thực tế đáng kể để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ trước nguy cơ đổ vỡ.

Tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành của Đảng, Nhà nước Xô-viết càng độc đoán, mất dân chủ thì Đảng, Nhà nước càng xa dân, càng mất đi cơ sở chính trị, nguồn sống của nó. Trước khi Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ không lâu đã có một cuộc điều tra xã hội học với câu hỏi: “Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho ai?”. Kết quả là, số người cho rằng Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho nhân dân chiếm 7%, đại diện cho công nhân chiếm 4%, đại diện cho toàn thể đảng viên chiếm 11%. Trong khi đó, có tới 85% số người được hỏi cho rằng: Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho quan chức, cán bộ và nhân viên nhà nước”(10). Vấn đề nguy hiểm chết người là ở chỗ, chính lợi ích và đặc quyền, đặc lợi của những người có chức, có quyền trong bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước Xô-viết đã liên kết họ lại thành một bức thành không thể vượt qua, không cho phép đổi mới về tổ chức, bộ máy và cơ chế vận hành của nó. Và do đó, Đảng Cộng sản Liên xô và Nhà nước Xô-viết càng ngày càng tiến gần đến bờ vực của khủng hoảng, của đổ vỡ mà không có bất cứ cơ chế phanh hãm nào. 

3- Những sai lầm trong nhận thức lý luận về xây dựng nhà nước và quản lý xã hội dẫn đến sai lầm trong mô hình thiết kế, cơ chế vận hành của Nhà nước Xô-viết. 

C. Mác, Ph. Ăng-ghen cho rằng, chuyên chính vô sản là hình thức nhà nước trong giai đoạn đầu của CNCS, quá độ tất yếu để xóa bỏ những khác biệt giai cấp nói chung. Hình thức nhà nước ấy sẽ tiêu vong trong tương lai, “nghĩa là những chức năng xã hội sẽ mất tính chất chính trị và sẽ biến thành những chức năng quản lý đơn thuần chăm lo đến lợi ích của xã hội”(11) C. Mác cũng chỉ ra rằng, khi nhân dân đã giành được mọi quyền lực về tay mình và lập ra nhà nước của mình thì đó là “nhà nước kiểu mới”, “nhà nước dân chủ”. Tính chất dân chủ của nhà nước ấy được C. Mác giải thích: “Dưới chế độ dân chủ, không phải con người tồn tại vì luật pháp, mà luật pháp tồn tại vì con người; ở đây sự tồn tại của con người là luật pháp, trong khi đó thì dưới những hình thức khác của chế độ nhà nước, con người lại là tồn tại được quy định bởi luật pháp. Dấu hiệu đặc trưng cơ bản của chế độ dân chủ là như vậy”(12).

V. I. Lê-nin không chỉ tán đồng với những tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăng-ghen về nhà nước trong thời kỳ quá độ, mà còn phát triển, làm rõ hơn tính chất, vai trò và nhiệm vụ của nó. Đặc biệt, từ thực tiễn xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản ở nước Nga, V. I. Lê-nin chỉ rõ: “trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, sự trấn áp vẫn còn tất yếu, nhưng nó đã là sự trấn áp của đa số bị bóc lột đối với thiểu số bóc lột. Cơ quan đặc biệt, bộ máy trấn áp đặc biệt là “nhà nước” vẫn còn cần thiết, nhưng nó đã là nhà nước quá độ, mà không còn là nhà nước theo đúng nghĩa của nó nữa”(13). V. I. Lê-nin nhấn mạnh, trong thời kỳ quá độ, chuyên chính vô sản phải bảo đảm thực hiện nền dân chủ XHCN, trong đó nhân dân là chủ nhân xã hội, là người trực tiếp tham gia mọi công việc của nhà nước, nhân dân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công việc quản lý xã hội. Người viết: Điều cần thiết không phải chỉ là cơ quan đại biểu theo kiểu chế độ dân chủ, mà là toàn bộ việc quản lý nhà nước từ dưới lên phải do bản thân quần chúng tổ chức, quần chúng thực sự tham gia từng bước của cuộc sống và đóng vai trò tích cực trong việc quản lý.

Không tuân thủ những vấn đề nguyên tắc trong xây dựng Đảng, nên Đảng Cộng sản Liên Xô đã dần trở thành một tổ chức chính trị độc tôn quyền lực, đứng trên pháp luật. Những người bất đồng ý kiến bị thanh trừng, đưa ra khỏi các vị trí lãnh đạo. Nguyên tắc tập trung dân chủ không được áp dụng triệt để, thậm chí còn bị giải thích sai lạc để bảo vệ những lợi ích của cá nhân hay nhóm quan chức quan liêu. Đó là cơ sở dẫn tới tệ sùng bái cá nhân, độc đoán, chuyên quyền... Một loạt lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước ở Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu đã duy trì quyền lực suốt đời mà không bị giới hạn nhiệm kỳ.

Nền dân chủ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu trên thực tế bị hạn chế rất nhiều so với các tuyên ngôn chính thức. Hầu hết các ý kiến, quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đều không được khuyến khích, thậm chí còn bị quy chụp cho những tội danh nặng nề. Tình trạng thiếu dân chủ thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả văn học - nghệ thuật, khoa học, nhất là khoa học xã hội. 

Việc hạn chế dân chủ như một thứ rào cản, hạn chế sự sáng tạo trong xã hội, hạn chế vai trò của nhân dân trong giám sát quyền lực, phản biện các chính sách xã hội. Tình trạng ấy dẫn đến những bức xúc về tư tưởng, tinh thần trong xã hội không được giải tỏa, không có lối thoát, bị ức chế, kìm nén, gây nên không khí nặng nề, tạo nên những rạn nứt ngầm trong quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Đó cũng chính là mảnh đất tốt cho chủ nghĩa quan liêu, là môi trường thuận lợi cho sự chuyên chế, độc đoán, là căn bệnh làm cho Đảng, Nhà nước xa rời nhân dân, nhân dân mất dần niềm tin vào Đảng và Nhà nước 

4- Sai lầm trong nhận thức lý luận về kinh tế, về bản chất của xã hội mới, cũng bắt đầu từ nhận thức sai lầm lý luận về thời kỳ quá độ. Theo dự báo của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, nhân loại tất yếu đi tới xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa (CSCN), trong đó lực lượng sản xuất phát triển và đạt trình độ xã hội hóa cao; mọi tư liệu sản xuất thuộc về sở hữu xã hội; nền sản xuất được kế hoạch hóa trên phạm vi toàn xã hội và đáp ứng nhu cầu lao động và sinh hoạt của mọi thành viên trong xã hội... Đó là chế độ xã hội CSCN đã được xây dựng hoàn bị. Như đã nói, để đi tới chế độ đó cần phải có thời kỳ quá độ, tức là thời kỳ “cải biến cách mạng” từ CNTB đến CNCS, thời kỳ cải tạo xã hội dần dần và việc xem xét thời kỳ này một cách cụ thể “là vấn đề khó khăn nhất trong tất cả các vấn đề”, vì thế phải có thái độ rất thận trọng. Trong thời kỳ quá độ, những tàn dư của CNTB chưa thể mất đi hoàn toàn và những yếu tố của CNXH tuy đã xuất hiện nhưng còn mới mẻ, bước đầu. Ví như, chế độ tư hữu có thể còn tồn tại trong thời gian dài, chỉ khi nào chế độ mới tạo dựng được những điều kiện cần thiết, nhất là khối lượng tư liệu sản xuất đủ lớn để bảo đảm cho quá trình cải tạo xã hội thì mới có thể xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất(14).

Kế thừa tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, V. I. Lê-nin phân tích tình hình thực tế nước Nga và cho rằng, trong thời kỳ quá độ, ở nước Nga tồn tại nhiều thành phần kinh tế: “1- Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng; 2- Sản xuất hàng hóa nhỏ; 3- Chủ nghĩa tư bản tư nhân; 4- Chủ nghĩa tư bản nhà nước; 5- Chủ nghĩa xã hội”. V. I. Lê-nin cũng chỉ ra sự cần thiết của việc trao đổi hàng hóa, việc duy trì quan hệ hàng - tiền và một số hình thức của kinh tế thị trường để thúc đẩy sự phát triển các thành phần kinh tế. V. I. Lê-nin khẳng định, sự thắng lợi của CNXH phải thể hiện bằng năng suất lao động cao, nhưng đây là công việc rất khó khăn, cần có thời gian, nguồn lực và trí tuệ. “... chúng ta nhận thấy ngay rằng nếu vài ba ngày cũng đủ để giành được chính quyền nhà nước trung ương, và trong vài tuần lễ cũng có thể dẹp tan được sự phản kháng quân sự (và sự phá hoại ngầm) của bọn bóc lột” nhưng “vô luận thế nào... cũng phải mất nhiều năm mới giải quyết được vững chắc nhiệm vụ nâng cao năng suất lao động”(15). 

Do chủ quan, nóng vội, Đảng Cộng sản Liên xô và Nhà nước Xô-viết sau đó đã áp dụng những biện pháp hành chính, áp đặt để giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế. Toàn bộ tư liệu sản xuất được công hữu hóa hay tập thể hóa. Sở hữu tư nhân bị thủ tiêu bằng vũ lực và tước đoạt. Tất cả các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể đều bị xóa bỏ. Thị trường không phát triển do sản xuất hàng hóa bị coi là xa lạ với CNXH,... Trong nông nghiệp, chính sách hợp tác hóa đã làm suy yếu lực lượng sản xuất ở nông thôn, tước bỏ động lực cần thiết, làm cho nền nông nghiệp phát triển chậm, năng suất lao động thấp. Nền công nghiệp Liên Xô có khả dĩ hơn, nhưng chỉ phát triển tốt ở một số ngành công nghiệp nặng, khai khoáng, công nghiệp quốc phòng. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với xã hội lại là khu vực yếu kém nhất. Người dân có rất ít cơ hội để lựa chọn những hàng hóa, nhu yếu phẩm cho cá nhân và gia đình. Nhiều thời kỳ, hàng hóa khan hiếm gây bức xúc trong xã hội...

Ngay cả khi Liên Xô tuyên bố hoàn thành việc xây dựng CNXH, chuyển sang giai đoạn xây dựng CNXH phát triển, cơ chế quản lý vận hành nền kinh tế cũng không có bất cứ sự thay đổi nào. Hơn thế nữa, cơ chế đó còn tỏ ra ngày càng kém hiệu quả hơn do hệ thống công quyền ngày càng quan liêu hóa. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ của nhân loại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất. Năng suất lao động xã hội ngày càng giảm. Tăng trưởng kinh tế nhằm mục tiêu giành thắng lợi trong cuộc chạy đua “ai thắng ai” với các nước TBCN không đạt được như mong muốn. Không những thế, nền kinh tế còn sa vào tình trạng trì trệ. Chất lượng các loại hàng hóa tiêu dùng thấp, không được đổi mới về hình thức, mẫu mã, hàng hóa ngày càng khan hiếm, không đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của nhân dân. Sự thất bại trong phát triển kinh tế đã góp phần đẩy xã hội Xô-viết đến bờ vực khủng hoảng.

5- Sai lầm trong nhận thức lý luận còn thể hiện ở phương pháp không đúng khi tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, sự bảo thủ, hẹp hòi trong thái độ ứng xử với những giá trị của văn minh nhân loại, nhất là những gì liên quan đến CNTB. Đặc biệt, sự độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ và chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân cản trở, không cho phép phát triển hệ thống lý luận khoa học, khách quan, đúng đắn trong điều kiện CNXH hiện thực mô hình Xô-viết.

Khi nói về học thuyết của mình, C. Mác nhiều lần nhấn mạnh rằng, học thuyết đó không phải là những giáo điều khô cứng mà là một học thuyết mở mang bản chất sáng tạo và phải được phát triển không ngừng cùng sự phát triển của thực tiễn xã hội. Sau này, V. I. Lê-nin nhấn mạnh: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”(16).

V. I. Lê-nin cũng đã chỉ ra một công thức về CNXH, đồng thời là một chỉ dẫn phương pháp luận rất quan trọng trong thái độ ứng xử đối với các giá trị của nhân loại: “Dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt của nước ngoài: Chính quyền xô-viết + trật tự ở đường sắt Phổ + kỹ thuật và cách tổ chức các tơ-rớt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ etc. etc. ++ = ∑(tổng số, tổng kết lại) = chủ nghĩa xã hội”(17). Người phê phán lối nghĩ hẹp hòi, “đem chủ nghĩa tư bản đối lập một cách trừu tượng với chủ nghĩa xã hội”. Theo Người, trong điều kiện xây dựng CNXH ở nước Nga, rất cần phải học hỏi những kinh nghiệm tốt trong quản lý ở các nước TBCN, phải bỏ tiền ra để thuê các chuyên gia tư sản. Đó chính là cách để xây dựng thành công CNXH. Như vậy, về bản chất, học thuyết Mác - Lê-nin là học thuyết mở và sáng tạo.

Trong lịch sử tồn tại của CNXH mô hình Xô-viết thời kỳ sau V.I. Lê-nin, hầu như những vấn đề có tính nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đều bị xem nhẹ hoặc bỏ qua. Việc tiếp nhận lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin được thực hiện theo hai hướng. Hướng thứ nhất là biến một số luận điểm, dự báo khoa học trong học thuyết đó thành những giáo điều khô cứng, không quan tâm đến sự vận động không ngừng của các điều kiện xã hội. Hướng thứ hai là giải thích chủ nghĩa Mác - Lê-nin theo những quan điểm chủ quan, sùng bái ý kiến của cá nhân hoặc của ban lãnh đạo tối cao Đảng và Nhà nước. Hai xu hướng ấy dẫn tới việc hình thành một hệ thống lý luận xa rời thực tiễn, duy ý chí, chủ yếu là minh họa các ý kiến của lãnh tụ, ít có sáng tạo, phát triển. 

Đây cũng là thời kỳ mà Liên Xô và các nước theo mô hình CNXH hiện thực kiểu Xô-viết duy trì một chính sách bảo thủ, đóng cửa đối với phần lớn những thành tựu khoa học, kỹ thuật, nhất là những giá trị văn hóa tinh thần của con người có liên quan đến các nước TBCN. Bản thân Liên Xô và các nước XHCN không tận dụng được những thành tựu khoa học của nhân loại để phục vụ cho công cuộc xây dựng, phát triển toàn diện của mình.

6- Từ những sai lầm về nhận thức lý luận, CNXH hiện thực mô hình Xô-viết trượt dài trên những sai lầm, yếu kém về thể chế chính trị, về phát triển kinh tế và quản lý xã hội để đi đến bờ vực khủng hoảng. Đến lượt nó, thể chế chính trị sinh ra từ sai lầm về nhận thức lý luận ấy lại trở thành vật cản đường, không cho phép hệ thống quyền lực của chế độ tìm ra và tổ chức thực hiện những giải pháp đủ sức để cứu vãn tình thế đó. Trong hoàn cảnh ấy, sự thất bại của công cuộc “Cải tổ” ở Liên Xô là kết cục đã được báo trước. Sự báo trước ấy nằm ở tính chất cơ hội của đội ngũ lãnh đạo tối cao, những người đề xướng và thực hiện “cải tổ”; ở sự sai lầm, vô nguyên tắc của những chính sách mà họ áp dụng vào thực tế. Lúc đầu, họ tuyên bố “cải tổ để có nhiều dân chủ hơn, có nhiều CNXH hơn”, “chúng ta sẽ đi tới CNXH tốt đẹp hơn chứ không đi ra ngoài nó”. Nhưng thực chất, đó chỉ là những luận điệu tuyên truyền lừa dối nhằm yên lòng người, nhằm lôi kéo cả Đảng và cả đất nước vào cuộc thử nghiệm phiêu lưu. Như vậy, mục đích “cải tổ” mà M. Goóc-ba-chốp và “bộ sậu” của ông ta hướng tới rõ ràng là thay đổi chế độ. Nhưng nguy hiểm là họ không rõ đi tới đâu, chế độ mới mà họ nhằm tới là gì, hình hài, vóc dáng ra sao. Chính vì thế, các chính sách “Cải tổ” làm cho xã hội Xô-viết hỗn loạn, trở nên suy yếu. Sự suy yếu của Liên Xô là điều kiện cho các thế lực chống đối ở các nước XHCN ở Đông Âu nổi lên, chống phá đảng cầm quyền và chính quyền, gây rối loạn cả hệ thống.

Cải tổ chính trị theo cái gọi là “tư duy chính trị mới” được coi là “chìa khóa” cho mọi vấn đề, thực chất là từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, từ bỏ mục tiêu xây dựng CNXH, loại khỏi Ủy ban Trung ương Đảng những người trung thành với lý tưởng cách mạng, không tán thành đường lối sai lầm trong “Cải tổ”. Cải tổ kinh tế nhằm “tăng tốc” phát triển, khắc phục tình trạng trì trệ, nhưng các biện pháp không rõ ràng, không hợp lý, dẫn tới bế tắc, làm cho hàng hóa khan hiếm, gây bức xúc trong nhân dân... Sự thất bại của “Cải tổ” là dấu chấm hết cho 74 năm lịch sử của Liên bang Xô-viết hùng mạnh, và cùng với nó là sự sụp đổ của CNXH hiện thực mô hình Xô-viết.

7- Sự sụp đổ của CNXH hiện thực mô hình Xô-viết là một bước lùi lịch sử của cách mạng, của phong trào cộng sản và công nhân toàn thế giới. Đó cũng là một tổn thất to lớn cho phong trào đấu tranh cho những mục tiêu cao cả và tốt đẹp của nhân loại: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của con người. Xuất phát từ mục đích xóa bỏ mọi áp bức bất công, xây dựng chế độ mới để mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại thắng lợi đã mở ra một kỷ nguyên mới, dẫn tới những thay đổi to lớn trên toàn thế giới. Sự thất bại của CNXH hiện thực mô hình Xô-viết không làm lu mờ ý nghĩa lịch sử to lớn của Cách mạng Tháng Mười, không làm giảm giá trị khoa học và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Ngược lại, nó càng chứng minh ý nghĩa quan trọng của nhận thức lý luận một cách sáng tạo, chỉ ra giá trị to lớn về phương pháp luận của học thuyết đó và để lại cho chúng ta bài học xương máu về nhận thức và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn cách mạng.

Thêm một lần nữa cần phải khẳng định rằng, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một học thuyết khoa học, do đó nó cần phải được đối xử một cách khoa học. Từ những gợi ý khoa học về các quy luật phát triển của lịch sử loài người, những dự báo về mô hình, đặc điểm xã hội tương lai được đặt ra trong học thuyết, tùy theo điều kiện của mỗi nước, mỗi thời điểm cụ thể để vận dụng một cách sáng tạo vào việc giải quyết các nhiệm vụ cách mạng. Áp dụng máy móc một số luận điểm, dự báo, coi đó như những giáo điều, bỏ qua những điều kiện, diễn biến của thực tế sẽ dẫn đến chủ quan, duy ý chí. Nhưng chỉ dựa vào thực tế, không phân tích các dữ kiện thực tế đó dưới ánh sáng của lý luận cũng sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm. Cả hai khuynh hướng đó đều sai lầm, đều có thể gây nên những hậu quả không mong đợi.

Sức sống của chủ nghĩa Mác - Lê-nin chính là sáng tạo không ngừng, phát triển không ngừng trong điều kiện thực tế xã hội biến đổi không ngừng. Sự phát triển đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lê-nin chính là xây dựng hệ thống lý luận, cập nhật thực tiễn, hình thành kim chỉ nam cho các hoạt động thực tiễn, ngọn cờ tư tưởng tập hợp lực lượng, đoàn kết toàn Đảng, toàn dân để thực hiện mục tiêu xây dựng CNXH. Vì thế, lý luận đúng đắn là điều kiện đầu tiên không thể thiếu bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng. Coi thường lý luận, không quan tâm đến công tác lý luận sẽ là căn bệnh gây nên những rối loạn trong thực tiễn, phá hoại chế độ ngay từ bên trong.

Muốn phát triển lý luận đúng đắn cần phải có điều kiện chính trị thuận lợi, môi trường xã hội tích cực. Đảng Cộng sản là tổ chức chính trị lãnh đạo đất nước tiến lên theo con đường XHCN, nên trách nhiệm phát triển hệ thống lý luận thuộc về Đảng. Đây cũng chính là con đường để Đảng làm giàu trí tuệ, không ngừng phát triển hệ thống lý luận, bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng CNXH./.

--------------------------------------------

(1) C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 18, tr. 128
(2) V. I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t. 36, tr. 362
(3,) (4), (5), (6) V. I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t. 39, tr. 309 - 311
(7) V. I. Lê-nin: Toàn tập, Sđd, t. 43, tr. 276
(8) V. I. Lê-nin: Toàn tập, Sđd, t. 41, tr. 6
(9) V. I. Lê-nin: Toàn tập, Sđd, t. 54, tr. 235
(10) Theo Nhân dân điện tử, ngày 14-8-2010: Những bài học lịch sử về sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô
(11) C. Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd, t. 18, tr. 422
(12) C. Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 350
(13) V. I. Lê-nin: Toàn tập, Sđd, t. 33, tr. 111
(14) Xem: C. Mác - Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 467 - 469
(15) V. I. Lê-nin: Toàn tập, Sđd, t. 36, tr. 229
(16) V. I. Lê-nin. Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 232
(17) V. I. Lê-nin, Toàn tập, Sđd, t. 36, tr. 684

Tạ Ngọc TấnGS, TS, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
Tags: Cách mạng tháng Mười Nga chủ nghĩa xã hội khoa học xã hội nghiên cứu khoa học Viện hàn lâm khoa học xã hội Viện Hàn Lâm tạp chí khoa học
Tin cùng chuyên mục