Vai trò của người Hoa trong các cảng thị và thương mại nội địa vùng Thuận - Quảng thế kỷ XVII - XVIII

Tác giả

Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: nguyenhaivsh@gmail.com

Từ khoá:

Người Hoa, Đàng Trong, thương nghiệp, thế kỷ XVII - XVIII.

Tóm tắt

Người Hoa là một trong những lực lượng quan trọng góp phần không nhỏ vào quá trình khai phá và phát triển vùng đất Đàng Trong. Trong đó, vai trò của người Hoa được thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực thương nghiệp. Đa số những người Hoa di cư sang Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII là các thương nhân. Các chúa Nguyễn đã tận dụng thời cơ của thời kỳ hải thương đang phát triển mạnh và có những thay đổi trong các tuyến thương mại thế giới có lợi cho Đàng Trong. Thương nhân người Hoa hầu như độc chiếm thị trường Đàng Trong bởi tài khéo léo trong mua bán, khéo léo trong ngoại giao với chúa Nguyễn và họ là những người có số vốn lớn đủ để thao túng thị trường mới mẻ này. Lực lượng người Hoa ở vùng Thuận - Quảng không chỉ giúp cho quá trình hình thành các đô thị ở đây được diễn ra nhanh chóng mà còn giúp cho kinh tế Đàng Trong nói chung phát triển mạnh mẽ.

Phân loại ngành

Sử học

Tải File

Xuất bản

2023-12-20

Tham khảo

Andrew Hardy. (2008). “Nguồn” trong kinh tế hàng hóa ở Đàng Trong, trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Nxb. Thế giới.

Cristophoro Borri. (2014). Xứ Đàng Trong năm 1621. Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Chen Ching Ho. (1960). Mấy điều nhận xét về Minh Hương xã và các cổ tích tại Hội An, trong Việt Nam khảo cổ tập san. Bộ Quốc gia Giáo dục. Sài Gòn. Số 1.

Chen Ching Ho. (1962). Mấy điều nhận xét về Minh Hương xã và các cổ tích tại Hội An, trong Việt Nam khảo cổ tập san, Bộ Quốc gia Giáo dục. Sài Gòn. Số 3.

(Chen Chingho). (1969). Phố người Đường và thương nghiệp ở Hội An thế kỷ XVII - XVIII. Học báo Tân Á. Số 1, quyển 3.

Chu Thuấn Thủy. (1999). An Nam cung dịch kỷ sự (Ký sự đến Việt Nam năm 1657), bản dịch của Vĩnh Sính. Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Hà Nội.

Châu Thị Hải. (1990). Những hoạt động buôn bán của người Hoa ở Việt Nam từ thế kỷ XVII đến XIX.

Tạp chí Kinh tế. Số 1.

Châu Mỹ Xuyên, Gia phả tộc Châu, Bản photo tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An.

Đỗ Bang. (1996). Phố cảng vùng Thuận Quảng (Hội An, Thanh Hà, Nước Mặn) thế kỷ XVII - XVIII. Nxb.

Thuận Hóa, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam.

Huỳnh Ngọc Đáng (2005), Chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa. [Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh].

Lê Quý Đôn. (1977). Phủ biên tạp lục. Nxb. Khoa học xã hội.

Li Tana. (1999). Xứ Đàng Trong, Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII. Nxb. Trẻ.

Nguyễn Văn Bình. (2010). Hoạt động kinh tế của người Hoa ở Hội An thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.

Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á. Số 7.

Nguyễn Văn Đăng. (2011). Vài nhận xét về tổ chức cộng đồng người Hoa ở Nam Trung Bộ (các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên), Tạp chí Khoa học, Đại học Huế. Số 66.

Phan Du. (1974). Quảng Nam qua các thời đại, Quyển thượng, Cổ học tùng thư, Đà Nẵng.

Phan Khoang. (1969). Việt sử Xứ Đàng Trong (1558-1777). Nhà sách Khai Trí.

Tưởng Quốc Học, Dương Văn Huy. (2008). Đàng Trong Việt Nam trong tuyến thương mại Trung Quốc - Nhật Bản từ 1635 - 1771: Nhìn từ góc độ hoạt động thương mại của các hoa thương. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á. Số 5.

Trần Văn An, Nguyễn Chí Trung, Trần Ánh (2005). Xã Minh Hương với thương cảng Hội An thế kỷ XVII - XIX. Trung tâm Bảo bồn Di sản - Di tích Quảng Nam.

Trịnh Hoài Đức. (1998). Gia Định thành thông chí. Nxb Giáo dục.

Thạch Phương, Nguyễn Đình An (chủ biên, 2010). Địa chí Quảng Nam - Đà Nẵng. Nxb. Khoa học xã hội.

Thích Đại Sán. (1963). Hải Ngoại kỷ sự, bản dịch của Viện Đại học Huế.

Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An. (2017). Di sản Hán Nôm Hội An. t.3 (tư liệu xã Minh Hương, quyển 1: Tờ truyền, Trát văn và Trình, Bẩm). Nxb. Đà Nẵng.

Thomas Bowyear. (2001). Những người châu Âu đã thấy Huế xưa, trong Những người bạn Cố đô Huế,1920. Nxb. Thuận Hóa.

Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa. (2003). Địa chí Khánh Hòa. Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật.