Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại và Toà án ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Tác giả

Học viện Ngân hàng

Từ khoá:

Trọng tài, Trọng tài thương mại, Toà án, thẩm quyền, tranh chấp.

Tóm tắt

So với việc giải quyết tranh chấp tại cơ quan tài phán công (Toà án), giải quyết tranh chấp tại cơ quan tài phán tư (Trọng tài) có nhiều ưu điểm và ngày càng được ưu chuộng hơn, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển. Ở Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài và giảm tải cho hệ thống cơ quan tài phán công việc mở rộng thẩm quyền, tăng cường giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là một yêu cầu bắt buộc. Bài viết1 nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại đặt trong tương quan với quy định về thẩm quyền của Toà án, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại và Toà án.

Phân loại ngành

Luật học

Tải File

Xuất bản

2023-11-30

Tham khảo

Ban Chấp hành Trung ương. (2005). Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cái cách thư pháp đến năm 2020. Hà Nội.

Đỗ Văn Đại. (2022). Phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (sách chuyên khảo). Nxb. Hồng Đức.

Ngô Huy Cương. (2013). Giáo trình Luật Thương mại (phần chung và thương nhân) - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Viết Tý. (chủ biên - 2017). Giáo trình Luật Thương mại. Trường Đại học Luật Hà Nội. t.2. Nxb.

Tư pháp.

Quốc hội. (2025). Luật Thương mại. Hà Nội.

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. (2020). Báo cáo tổng kết năm 2020 (lưu hành nội bộ).