Quảng Nam trong chính sách thương mại hướng biển thời chúa Nguyễn (thế kỷ XVII-XVIII)

Tác giả

Nguyễn Thị Vĩnh Linh
* Trường Đại học Quảng Nam.

Email: nguyenthivinhlinh@gmail.com

Từ khoá:

Quảng Nam, chính sách thương mại hướng biển, chúa Nguyễn, thế kỷ XVI-XVII.

Tóm tắt

Vào thế kỷ XVI-XVII, châu Á bước vào “kỷ nguyên thương mại” với sự khai mở và phát triển rực rỡ của các tuyến hải thương nội Á và xuyên Á. Ở khu vực Đông Nam Á, “thời kỳ hoàng kim của hoạt động thương mại Đông Nam Á” được mở ra dẫn tới sự hưng khởi của hàng loạt cảng thị như Malacca, Pattani, Ayuthaya… Tại Việt Nam, cùng với quá trình xác lập quyền lực của chúa Nguyễn ở vùng Thuận Hóa, chính sách hướng biển được định hình và thực thi bởi chúa Tiên Nguyễn Hoàng và những người nối nghiệp ông. Lần đầu tiên trong lịch sử, một thể chế chính trị tập trung phát triển thương mại biển đã xuất hiện. Tận dụng những ưu thế sẵn có về điều kiện tự nhiên, Quảng Nam đã xây dựng được vị thế của mình trong mạng lưới thương mại biển nội Á và xuyên Á. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung phân tích chính sách thương mại hướng biển của chính quyền chúa Nguyễn và vai trò của vùng đất Quảng Nam trong chính sách đó.

Phân loại ngành

Sử học

Tải File

Xuất bản

2023-08-20

Tham khảo

Châu Yến Loan. (2019). Dinh trấn Thanh Chiêm - Kinh đô thứ hai xứ Đàng Trong. Nxb. Đà Nẵng. Christoforo Borri. (1999). Xứ Đàng Trong năm 1621. Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên và Nguyễn Nghị

dịch. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

Dror, O; Taylor, K. W. (2006). Views of Seventeenth-Century Vietnam: Christoforo Borri on Cochinchina and Samuel Baron on Tonkin, New York.

Đoàn Lê Giang. (2014). “Ngoại phiên thông thư”: tập tư liệu tối cổ về quan hệ Việt - Nhật. Nghiên cứu khoa học. Đại học Quốc gia Hà Nội. Số 05.

Đỗ Bang. (1996). Phố cảng vùng Thuận Quảng (Hội An - Thanh Hà - Nước Mặn) thế kỷ XVII-XVIII.

Nxb. Thuận Hóa.

Đinh Trọng Tuyên - Đinh Bá Truyền. (2020). Dinh trấn Thanh Chiêm Quảng Nam. Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Hardy, A.D; Cucarzi, Mauro; Zolese, Patrizia. (2009). Champa and the Archaeology of Mỹ Sơn (Vietnam). NUS press.

Lê Quý Đôn. (bản dịch bổ chính: Trần Đại Vinh, 2017). Phủ biên tạp lục. Nxb. Khoa học xã hội.

Nguyễn Đình Đầu. (1990). Quá trình hình thành và phát triển phố cổ Hội An. Trong Kỷ yếu Hội thảo:

Quốc tế Đô thị cổ Hội An, Đà Nẵng.

Nguyễn Văn Kim. (2006). Xứ Đàng Trong trong các mối quan hệ và tương tác quyền lực khu vực.

Nghiên cứu Lịch sử. Số 6 (362).

Nguyễn Văn Kim. (2011). Các nguồn hàng và thương phẩm của Đàng Trong. Nghiên cứu Lịch sử. Số 4. Nguyễn Văn Kim. (2019). Biển Việt Nam và các mối giao thương biển. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Thị Ngọc Thảo. (2020). Nhận thức về biển và chính sách hướng biển của các chúa Nguyễn Đàng Trong (thế kỷ XVI - thế kỷ XVIII). [Luận án tiến sĩ Lịch sử thế giới, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội].

Phan Đại Doãn. (1991). Hội An và Đàng Trong. Trong Kỷ yếu Hội thảo: Đô thị cổ Hội An. Nxb. Khoa học xã hội.

Quốc sử quán triều Nguyễn. (2002). Đại Nam thực lục. t.1. Nxb. Giáo dục.

Thích Đại Sán. (theo bản in năm 1963, tái bản năm 2016). Hải Ngoại kỷ sự - Sử liệu nước Đại Việt thế kỷ XVII. Người dịch: Nguyễn Duy Bột và Nguyễn Phương. Nxb. Khoa học xã hội.

Trần Văn An. (2016). Biển đảo trong văn hóa văn nghệ dân gian Hội An. Nxb. Hội Nhà văn.

Trần Ánh (Chủ biên), Trần Văn An, Tống Quốc Hưng, Lê Thị Tuấn. (2014). Nghề buôn và tên hiệu buôn trong đời sống văn hóa Hội An. Nxb. Văn hóa Thông tin.

Wheeler, C. (2015). Một vùng đất - Hai lịch sử: Tiền tố Chăm trong lịch sử vùng đất Hội An. Trong sách

Một số chuyên đề Lịch sử thế giới. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Kim (đồng chủ biên). t.3. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.