Một số vấn đề về đổi mới và phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay

Tác giả

Hoàng Xuân Long*, Hoàng Lan Chi**
*,** Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ.
Email: hoangxuan_long@yahoo.com

Từ khoá:

Khoa học và công nghệ, vấn đề cơ bản và cấp bách, đổi mới và phát triển.

Tóm tắt

Hệ thống giải pháp chính sách về khoa học & công nghệ (KH&CN) bao gồm số lượng, thể loại các chính sách được đề cập và các mối quan hệ xoay quanh một số vấn đề cơ bản và cấp bách. Trên cơ sở các tiêu chí nhất định, có thể xác định một số vấn đề cơ bản và cấp bách về KH&CN ở nước ta hiện nay là: quy hoạch lại hệ thống KH&CN công lập; đổi mới cơ chế quản lý tổ chức KH&CN công lập; đổi mới quản lý nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước; phát triển đội ngũ nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư; chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); phát triển hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong doanh nghiệp; phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST. Các giải pháp chính sách nhằm vào vấn đề cơ bản và cấp bách đã gợi mở những điều chỉnh cần thiết để thúc đẩy hiệu quả đổi mới và phát triển KH&CN ở nước ta hiện nay.

Phân loại ngành

Chính trị học

Tải File

Xuất bản

2023-07-06

Tham khảo

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. (1991). Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/3/1991 của Bộ Chính trị về Khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới. Hà Nội.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. (1991). Nghị quyết số 103/NQ-CP của Chính phủ ngày 29/8/2013 về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Hà Nội.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. (2012). Nghị quyết TW6 - Khóa XI về Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ký ngày 1/11/2012. Hà Nội.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII. (1996). Nghị quyết TW2 - Khóa VIII về Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhiệm vụ đến năm 2000 ký ngày 24/12/1996. Hà Nội.

Hoàng Lan Chi, Hoàng Xuân Long. (2020). Một số phân tích về chương trình, dự án khoa học và công nghệ quốc gia trọng điểm ở Trung Quốc. Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới. Số 1.

Hoàng Xuân Long. (2003). Kinh nghiệm thế giới về vấn đề tự chủ của các tổ chức nghiên cứu và phát triển nhà nước. Thông tin Khoa học xã hội. Số 2.

Hoàng Xuân Long. (2004a). Cải cách hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ theo hướng tối ưu hóa bố trí lực lượng khoa học và công nghệ ở Trung Quốc. Những vấn đề kinh tế thế giới. Số 9.

Hoàng Xuân Long. (2004b). Cải cách hệ thống khoa học và công nghệ ở Trung Quốc ở Trung Quốc.

Hoạt động Khoa học. Số 11.

Hoàng Xuân Long, Hoàng Lan Chi. (2021). Doanh nghiệp hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là đột phá chiến lược ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới. Số 3.

Hồng Vân. (18/02/2022). Truyền thông quốc tế đánh giá tiềm năng và lợi thế thu hút đầu tư của Việt Nam. Báo Nhân dân. Https://nhandan.vn/truyen-thong-quoc-te-danh-gia-tiem-nang-va-loi-the-thu-hut-dau-tu-cua-viet-nam-post686094.html.

Nawab, S. and Shafi, K.,. (2011). Retaining the brains, policies adopted by P.R. China to attract and retain research talent. Australian Journal of Business and Management Research. Vol.1 No.4. 72-77.

Thủ tướng Chính phủ. (1981). Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 20/4/1981 của Bộ Chính trị về Chính sách khoa học và kỹ thuật. Hà Nội.

Thủ tướng Chính phủ. (2003). Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31 tháng

12 năm 2003 phê duyệt chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010. Hà Nội.

Tô Hà (21/2/2022). Vị thế mới của Việt Nam trong thu hút vốn FDI. Báo Nhân dân.

Https://nhandan.vn/vi-the-moi-cua-viet-nam-trong-thu-hut-von-fdi-post686388.html.

V. I. Lênin toàn tập. 2005. t.36. Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật.