Kỳ Ngoại hầu Cường Để (1882-1951): một trường hợp tương quan Pháp-Nhật

Tác giả

* Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: hannom.vn@gmail.com

Từ khoá:

Kỳ Ngoại hầu Cường Để, J.J. Rousseau, Nakae Chōmin.

Tóm tắt

Kỳ Ngoại hầu Cường Để (1882-1951) là bậc chí sĩ Việt Nam theo đường lối quân chủ lập hiến. Trong đời hoạt động của mình, Nhật Bản là quốc gia ông đã gắn bó nhiều năm. Trong bối cảnh Việt Nam đương thời là thuộc địa của đế quốc Pháp, ông cũng quan sát giá trị của nền văn hóa Pháp, từng muốn tác động tới chính giới Pháp mong tìm kết cuộc tốt đẹp cho nước nhà. Tư tưởng của nhà bác học Pháp J.J. Rousseau (1712-1778) về tương quan giữa dân quyền - cá nhân với nền pháp trị - xã hội đã là con đường khai sáng của nhiều thế hệ trí thức Nhật Bản từ cuối thế kỷ XIX mà tiêu biểu là Nakae Chōmin (1847-1901). Bằng việc khai thác tài liệu lưu trữ Pháp về Kỳ Ngoại hầu và so sánh với Nakae Chōmin, Cường Để là đối tượng nghiên cứu trường hợp về nhân sĩ yêu nước Việt Nam trong mối tương quan Pháp-Nhật. Qua đó, bài viết1 tái hiện một giai đoạn khó khăn và nỗ lực của người Việt nửa đầu thế kỷ XX trong chuyển động tư tưởng ở tầm vóc khu vực và toàn cầu.

Phân loại ngành

Sử học

Tải File

Xuất bản

2023-12-01

Tham khảo

Eddy Dufourmont. (2011). Nakae Chōmin a-t-il pu être à la fois un adepte de Rousseau et un matérialiste athée. Ebisu - Études Japonaises. N.45. Tokyo.

Ký giả Tùng Lâm phỏng vấn. (1943). Cuộc đời cách mạng Cường Để. Bản dịch Việt văn: Sài Gòn:

nhà in Tôn Thất Lễ. 1957.

Nakae Chōmin. (2019). 三酔人経綸問答. Bản dịch Việt văn: Ba gã say luận đàm thế sự. Võ Vương Ngọc Chân, Nguyễn Mạnh Sơn. Nxb. Thế giới.

Phan Bội Châu. (1956). Tự phán (Lịch sử cách mạng cụ Phan Sào Nam do tay cụ tự viết).

Trần Mỹ - Vân. (2005). A Vietnamese Royal Exile in Japan: Prince Cuong De (1882–1951). London:

Routledge.

Văn khố hải ngoại Pháp (viết tắt: ANOM): 6HCI.357, 6HCI.359, SLOTFOM XV 1.

Việt Anh. (2020). Hình bóng Lư Thoa [J.J.Rousseau 1712-1778] trong nhận thức của nho sĩ Việt Nam:

Một góc nhìn từ tư liệu Hán văn. Nghiên cứu và Phát triển. Số 1 (155).