Khoa học xã hội với vai trò định hướng giá trị phát triển
Từ khoá:
Khoa học xã hội, giá trị phát triển, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Tóm tắt
Đối với sự thành bại của các quốc gia, thể chế có khả năng tạo ra sự phát triển, ngày nay, được thừa nhận là thể chế bao trùm (Inclusive Institutions). Thể chế này là kết quả của sự lựa chọn chiến lược phát triển và khả năng thực hiện chiến lược đã chọn. Bí quyết để có được thể chế bao trùm chủ yếu nằm ở định hướng giá trị phát triển. Một định hướng giá trị sáng suốt sẽ không thể có, nếu quá trình hoạch định không dựa trên những cơ sở khoa học tin cậy về văn hoá, xã hội và con người, tức là về khoa học xã hội (KHXH) và nhân văn. Không phải ngẫu nhiên, các cỗ máy tư duy chiến lược của các chính phủ hiện nay, phần lớn đều gồm những nhà KHXH tài giỏi. KHXH1 Việt Nam ra đời muộn, nhưng được thừa kế trí tuệ hàng nghìn năm của cha ông trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Với lịch sử 70 năm của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, giới KHXH Việt Nam đã có những đóng góp nhất định, góp phần làm nên những thắng lợi trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và bảo vệ chủ quyền đất nước, trong quá trình hội nhập, chuyển đổi kinh tế, phát triển văn hoá và xây dựng con người… Tuy vẫn còn có những yếu kém nhất định, nhưng trên thực tế, KHXH Việt Nam đã đủ trình độ để thực hiện trách nhiệm của mình, góp phần cùng đất nước thực hiện các mục tiêu phát triển đến năm 2030, 2045 và xa hơn.
Phân loại ngành
Triết học
Tải File
Xuất bản
Tham khảo
Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient. https://www.persee.fr/collection/befeo
Desiraju, Gautam R. (2019). Science and Society - What Do They Owe Each Other? https://onlinelibrary. wiley.com/doi/pdf/10.1002/anie.201813798
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. t.1. Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật.
Hoàng Thuỳ, Viết Tuân (2021). Tổng Bí thư: Văn hóa còn thì dân tộc còn. Vnexpress.net. https://vnexpress.net/tong-bi-thu-van-hoa-con-thi-dan-toc-con-4393883.html
K. Marx, F. Engels toàn tập. t.4. Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật. 1995.
Weber, Max (1905). Die protestantische Ethik und der Geist des Kapitalismus. https://homepage.univie. ac.at/henning.schluss/seminare/2016-SS/Potsdam-Bi-po/TExte/Weber-Protestantische-Ethik.pdf