Gốm hoa nâu thời Trần trang trí văn “mây như ý”1 tại Hoàng thành Thăng Long: nhận thức từ nghiên cứu so sánh

Tác giả

Nguyễn Doãn Minh*, Nguyễn Thị Hồng Lê**
*,** Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: doanminh1877@gmail.com

Từ khoá:

Gốm hoa nâu, thời Trần, thế kỷ XIII-XIV, văn “mây như ý”, Hoàng thành Thăng Long.

Tóm tắt

Trong quá trình chỉnh lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học sưu tập đồ gốm sứ thời Trần tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, chúng tôi chỉ gặp 04/7.274 mảnh gốm hoa nâu trang trí văn “mây như ý”. Những mảnh gốm trên hàm chứa những giá trị đặc biệt rất cần tìm hiểu, nghiên cứu giải mã, bởi vì loại hoa văn này không được sử dụng đại trà mà thường xuất hiện ở những vị trí tôn nghiêm hoặc trên những di vật có chất lượng, phẩm cấp gắn với đối tượng sở hữu sang quý. Dựa trên cơ sở nhận thức này, nội dung bài viết sẽ tập trung khảo cứu về những mảnh gốm hoa nâu thời Trần trang trí văn “mây như ý”, phát hiện tại khu Hoàng thành Thăng Long, đồng thời so sánh chúng với những loại hình đồ gốm hoa nâu lưu giữ ở những sưu tập khác cùng trang trí loại hoa văn đó, nhằm mục đích làm rõ những đặc trưng về chất liệu, niên đại nguồn gốc cùng những giá trị của những mảnh gốm hoa nâu nói trên.

Phân loại ngành

Khảo cổ học

Tải File

Xuất bản

2023-08-20

Tham khảo

Bảo tàng Quảng Ninh. (2021). Bản thuyết minh về hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia. Tư liệu.

Quảng Ninh.

Bùi Minh Trí. (2021). Đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ. Trong kỷ yếu Tọa đàm khoa học Quốc tế. Viện Nghiên cứu Kinh thành.

Bùi Minh Trí, Nguyễn Đình Chiến. (2004). Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học đồ gốm sứ di tích Hoàng thành Thăng Long của Viện Khảo cổ học (tiểu ban IV). Tư liệu.

Bùi Minh Trí, Nishimura Masanari. (2001). Thông tin mới về nơi sản xuất đồ gốm hoa nâu Việt Nam.

Trong kỷ yếu Hội thảo khoa học Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000. Nxb. Khoa học xã hội.

Đại Việt sử ký toàn thư. (2011). Dịch theo bản khắc năm Chính Hoà 18 (1697). kỷ V. Nxb. Khoa học xã hội.

Jean Chevalier, Alain Gheerbrant. (2015). Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới. Nxb. Đà Nẵng.

Lê Khánh Trường. (2001). Từ điển văn hoá cổ truyền Trung Hoa. Nxb. Văn hoá Thông tin.

Nguyễn Doãn Minh. (2020). Ba đạo sắc phong niên hiệu Hồng Đức. Văn hóa Nghệ thuật. Số 427.

Nguyễn Doãn Minh. (2022). Nhận thức thêm về phong cách hình rồng thời Mạc - thế kỷ XVI. Khoa học xã hội Việt Nam. Số 11.

Nguyễn Du Chi. (2003). Hoa văn Việt Nam từ Tiền sử đến nửa đầu thời kỳ Phong kiến. Nxb. Mỹ thuật.

Phạm Quốc Quân, Nguyễn Đình Chiến. (2005). Gốm hoa nâu Việt Nam. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Hà Nội.

Tống Trung Tín. (1997). Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lý và thời Trần (thế kỷ XI-XIV). Nxb. Khoa học

xã hội.

Trần Thị Biển. (2017). Tạo hình và trang trí trên bàn thờ Phật bằng đá (Chùa Việt Nam cuối thế kỷ XIV).

[Luận án Tiến sĩ nghệ thuật, Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Hà Nội].

Viện Nghiên cứu Kinh thành. (2019-2020). Báo cáo kết quả nghiên cứu, phân loại chỉnh lý đồ gốm sứ Việt Nam thời Trần (thế kỷ XIII-XIV). Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Hà Nội. Tư liệu.