Đặc trưng văn hóa vùng Quảng Nam qua chiều dài lịch sử

Tác giả

Trần Thị Mai An
* Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. Email: maiansp@gmail.com

Từ khoá:

Quảng Nam, nguồn lực, văn hóa, phát triển, lịch sử.

Tóm tắt

Văn hóa được xem là một nguồn lực đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ một quốc gia, vùng hay địa phương nào. Sức mạnh của văn hóa đến từ năng lượng nội sinh của nó. Bài viết này chỉ rõ những đặc trưng văn hóa vùng Quảng Nam được cấu thành từ các cơ tầng/ lớp văn hóa theo chiều dài lịch sử của vùng đất. Đó là các cơ tầng/ lớp văn hóa Sa Huỳnh, cơ tầng/lớp văn hóa Chămpa, cơ tầng/ lớp văn hóa Đại Việt, cơ tầng/ lớp văn hóa Nhà Nguyễn và cơ tầng/ lớp văn hóa thời đại Hồ Chí Minh. Năng lượng nội sinh của văn hóa Quảng Nam không chỉ có vai trò quan trọng mà còn tạo đà và giữ vị trí quyết định đến sự phát triển của vùng đất trong hiện tại và tương lai.

Phân loại ngành

Dân tộc học

Tải File

Xuất bản

2023-07-12

Tham khảo

Cristoforo Borri. (2018). Xứ Đàng Trong năm 1621. Thanh Thư dịch. Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Văn Tấn, Vũ Công Quý. (1991). Văn hóa Sa Huỳnh. Nxb. Văn hóa Dân tộc.

Lê Đình Phụng. (2019). Đối thoại với nền văn minh cổ Champa. Nxb. Khoa học xã hội.

Lê Quý Đôn. (2007). Phủ biên tạp lục. Nxb. Văn hóa Thông tin.

Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê. (1998). Đại Việt sử ký toàn thư. t.II. Nxb. Khoa học xã hội.

Ngô Văn Doanh. (2002). Văn hóa cổ Champa. Nxb. Văn hóa dân tộc.

Nguyễn Chiều. (2003). Văn hóa Sa Huỳnh ở lưu vực sông Thu Bồn và vị trí của nó trong quá trình hình thành cảng thị Hội An. Interdisciplinary Research of Hoi An, Vietnam - Record of Hoi An International Symposium, Sowa Women’s University Institute of International Culture. Vol.9.

Nguyễn Đình Khoa. (1983). Nhân chủng học Đông Nam Á. Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Nguyễn Huy Quýnh. (2018). Quảng Thuận đạo sử tập. Nguyễn Thanh Tùng và nhóm tác giả dịch và giới

thiệu. Nxb. Đại học Vinh.

Nguyễn Khắc Thái, Thái Thu Hoài. (2017). Không gian lịch sử văn hóa Chăm: những dấu ấn trên địa bàn biên viễn phía Bắc. Văn hóa Quảng Bình. Số 7.

Nguyễn Trãi toàn tập. (2001). Hoàng Khôi dịch. Nxb. Văn hóa Thông tin.

Phan Huy Chú. (2007). Lịch triều hiến chương loại chí. t.I. Nxb. Giáo dục.

Phạm Ngô Minh, Trương Duy Hy. (1995). Khoa bảng Quảng Nam dưới thời nhà Nguyễn. Nxb. Văn nghệ.

Pierre-Bernard Lafont. (2012). Vương quốc Champa: Địa dư, dân cư và lịch sử. Nxb. Viện Viễn Đông Pháp.

Quốc sử quán triều Nguyễn. (2006). Đại Nam nhất thống chí. t.2. Nxb. Thuận Hóa.

Quốc sử quán triều Nguyễn. (2002). Đại Nam thực lục. t.1. Nxb. Giáo dục.

Quốc sử quán triều Nguyễn. (2011). Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên. Nxb. Văn hóa - Văn nghệ.

Thu Hoài. (2023). Quảng Nam: Hơn 950 tỉ đồng bố trí sự nghiệp phát triển văn hóa giai đoạn 2012-2021. Văn hóa. http://baovanhoa.vn/nghe-thuat/van-hoc/artmid/486/articleid/63459/quang-nam-hon-950-ti-dong-bo-tri-su-nghiep-phat-trien-van-hoa-giai-doan-2012-2021

Trần Quốc Vượng. (2001). Tổng kết Hội thảo Khoa học “Văn hóa Quảng Nam những giá trị đặc trưng”. Trong Kỷ yếu Hội thảo: Văn hóa Quảng Nam những giá trị đặc trưng, Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam, ngày 14-15/3/2001.

Trương Quốc Bình. (2019). Bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa Quảng Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Trong sách Văn hóa Quảng Nam, Động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Nxb. Đà Nẵng.

Vũ Ngọc Hoàng. (2019). Văn hóa xứ Quảng trong giữ nước và trong phát triển. Trong sách Văn hóa Quảng Nam, Động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Nxb. Đà Nẵng.