Chính sách của Nhà nước đối với giáo dục làng xã ở vùng Đồng bằng duyên hải miền Trung thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX
Từ khoá:
Giáo dục Nho học, duyên hải miền Trung, làng xã.Tóm tắt
Để khuyến khích giáo dục Nho học ở làng xã vùng Đồng bằng duyên hải miền Trung phát triển, các triều đại quân chủ Việt Nam từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX đã thực thi nhiều chính sách khác nhau: khuyến khích người dân trong làng chủ động mở lớp, dựng trường, mời thầy về giảng dạy; thực hiện nhiều đãi ngộ động viên cả về vật chất và tinh thần cho người học, người dạy, những người đỗ đạt khoa cử… Nhờ đó, nền giáo dục Nho học của làng xã nơi đây đã có nhiều chuyển biến quan trọng, hình thành nên nhiều gia đình, dòng họ khoa bảng có vị thế và ảnh hưởng lớn đến các mặt đời sống của làng xã, được coi là “danh gia vọng tộc”, tạo nên truyền thống hiếu học của người Việt Nam.
Phân loại ngành
Sử học
Tải File
Xuất bản
Tham khảo
Phan Khoang. (1969). Việt sử xứ Đàng Trong 1558 - 1777 (Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam). Nhà sách Khai Trí. 62. Đại lộ Lê Lợi. Sài Gòn.
Phan Thuận Thảo. (2005). Truyền thống khuyến học ở Việt Nam: Lễ truyền lô và giải pháp khắc phục.
Trong Hội thảo Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế.
Quốc sử quán triều Nguyễn. (2004). Đại Nam thực lục. t.4.5. Nxb. Giáo dục.
Vũ Duy Mền. (2011). Vài nét về giáo dục Nho học từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, Nghiên cứu Lịch sử. Số 5 (421).
Viện Sử học. (2009). Cổ luật Việt Nam Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ. Nxb Giáo dục.