Các biện pháp nâng cao hiệu quả thi tuyển quan chức ở Việt Nam từ thế kỷ XV-XIX và những giá trị kế thừa
Từ khoá:
Thi tuyển quan, thời phong kiến, giá trị kế thừa.Tóm tắt
Với tinh thần trọng dụng nhân tài, các triều đại phong kiến Việt Nam đã tổ chức các khoa thi để tìm kiếm nhân tài trong cả nước. Từ thế kỷ XV-XIX, khoa cử là phương thức tuyển dụng quan lại chủ yếu của nhà nước quân chủ. Những quan chức trong bộ máy nhà nước đều phải qua thi tuyển mới được bổ nhiệm những chức vụ quan trọng từ trung ương đến địa phương. Bài viết chỉ ra những biện pháp được nhà nước quân chủ Việt Nam từ thế kỷ XV-XIX sử dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các kỳ thi tuyển chọn quan chức từ đó lựa chọn được nhiều nhân tài cho đất nước. Liên hệ với thực tiễn thi tuyển lãnh đạo ở Việt Nam đương đại, bài viết chắt lọc những bài học lịch sử có thể kế thừa để hướng đến xây dựng chế độ thi tuyển khách quan, khoa học, nghiêm túc, chặt chẽ, tạo tiền đề cho việc cải cách bộ máy nhà nước trong bối cảnh hiện nay.
Phân loại ngành
Luật học
Tải File
Xuất bản
Tham khảo
Đỗ Văn Ninh. (2001). Văn bia Quốc Tử Giám Hà Nội. Nxb. Văn hóa Thông tin.
Emmanuel Poisson. (2018). Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam, một bộ máy hành chính trước thử thách (1820-1918). Nxb. Tri thức.
Phạm Đức Thành Dũng, Vĩnh Cao. (Chủ biên - 2000). Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn. Nxb.
Thuận Hóa.
Phan Huy Chú. (2007). Lịch triều hiến chương loại chí. Nxb. Giáo dục.
Quốc sử quán triều Nguyễn. (2017). Đại Nam thực lục. Nxb. Giáo dục.
Trịnh Thị Hà. (2019). Giáo dục và khoa cử Nho học Đại Việt thế kỷ XVII-XVII. [Luận án tiến sĩ Sử học, Học viện Khoa học xã hội].
Viện Sử học. (2009). Cổ luật Việt Nam: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ. Nxb. Giáo dục.
Vũ Văn Quân (2012). Vài nét về hệ thống giáo dục và khoa cử Việt Nam thời Nguyễn. Cổng Thông tin Đại học Quốc gia Hà Nội. https://vnu.edu.vn/home/?C1635/N4178/Vai-net-ve-he-thong-giao-duc-va-khoa-cu-Viet-Nam-thoi-Nguyen.html