Biến đổi trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và công tác bảo tồn, phát huy trong đời sống hiện nay

Tác giả

* Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: nguyensongha16@gmail.com

Từ khoá:

Trang phục, trang phục truyền thống, dân tộc thiểu số, bảo tồn, phát huy.

Tóm tắt

Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS) có một ý nghĩa và vai trò quan trong đối với đời sống văn hóa - xã hội. Mỗi một tộc người trong quá trình phát triển của mình đã tạo dựng nên những bộ trang phục mang nét riêng, độc đáo, chứa đựng các giá trị văn hóa truyền thống... góp phần tạo nên một bức tranh văn hóa phong phú và đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc. Trang phục bao gồm y phục và đồ trang sức, trong đó y phục nữ được coi là điểm nổi bật nhất. Trong bối cảnh hiện nay, trang phục truyền thống các tộc người thiểu số có nhiều biến đổi, nhất là ở mức độ sử dụng, nguồn nguyên vật liệu... khiến cho nhiều giá trị văn hóa có nguy cơ mai một. Vì thế, công tác bảo tồn, phát huy giá trị của trang phục truyền thống là việc làm cần thiết và cấp bách.

Phân loại ngành

Dân tộc học

Tải File

Xuất bản

2023-11-30

Tham khảo

Đỗ Thị Hòa. (chủ biên, 2008). Trang phục các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer. Nxb. Văn hóa dân tộc.

Nguyễn Phương Liên. (6/12/2013). Nét độc đáo của trang phục dân tộc thiểu số. Báo Nhân dân điện tử. https://nhandan.vn/net-doc-dao-cua-trang-phuc-dan-toc-thieu-so-post190344.html

Nguyễn Thị Song Hà, Phạm Cẩm Vân. (2019). Changes in the Culture of Ethnic Khmer people in Southern Vietnam in the Context of renovation and Integraton. Journal of Mekong Societies. Vol.15, No.3.

Nguyễn Thị Song Hà. (2019). Biến đổi văn hóa của các tộc người thiểu số ở hai tỉnh Hà Giang và Cao Bằng. Trong Một số vấn đề về tộc người và chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay (Kỷ yếu Hội nghị Dân tộc học Quốc gia năm 2018). Nxb. Khoa học xã hội.

Nguyễn Thị Song Hà. (chủ biên, 2021). Biến đổi văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ Đổi mới đất nước đến nay. Nxb. Khoa học xã hội.