Bạo lực thể chất trẻ em trong gia đình và các yếu tố ảnh hưởng

Tác giả

Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: tranquylong@gmail.com

Từ khoá:

Trẻ em, bạo lực trẻ em, bạo lực thể chất, bảo vệ trẻ em, phát triển trẻ thơ.

Tóm tắt

Bạo lực thể chất trẻ em trong gia đình là một sự kiện xã hội cần được đặc biệt quan tâm. Việc trẻ em bị bạo lực thể chất trong gia đình là đi ngược với chức năng chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em của gia đình. Trẻ em gái và lớn tuổi hơn bị bạo lực thể chất trong gia đình thấp hơn so với trẻ em khác. Gia đình có mức sống cao hơn, quy mô nhỏ, học vấn người mẹ cao hơn, cư trú ở thành thị thì trẻ em bị bạo lực thể chất thấp hơn. Trẻ em bị bạo lực thể chất trong gia đình khác nhau giữa các vùng là do ảnh hưởng đan xen của điều kiện kinh tế - xã hội, nguồn lực, phong tục tập quán văn hóa khác nhau. Việc loại trừ bạo lực thể chất trẻ em trong gia đình góp phần cải thiện cuộc sống gia đình cho tất cả mọi thành viên, bảo đảm quyền trẻ em và là điều kiện không được lựa chọn.

Phân loại ngành

Xã hội học

Tải File

Xuất bản

2023-12-20

Tham khảo

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Unicef. (2017). Báo cáo Phân tích tình hình Trẻ em Việt Nam 2016. Unicef Việt Nam, Hà Nội.

Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, Đại học Edinburgh. (2015). Nghiên cứu quốc gia về nguyên nhân bạo lực với trẻ em: Báo cáo chính sách - Việt Nam, Hà Nội.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, UNICEF, Viện Gia đình và Giới. (2008). Kết quả Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, Hà Nội.

Claudia Cappa, Hang Dam. (2014). Prevalence of and risk factors for violent disciplinary practices at home in Vietnam. Journal of Interpersonal Violence, vol. 29(3), 497-516.

CSAGA. (2004). Báo cáo khảo sát về trừng phạt thân thể trẻ em tại gia đình và trường học.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. t.1. Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật.

Hoàng Bá Thịnh. (2009). Bạo lực gia đình đối với trẻ em và một số giải pháp phòng ngừa. Trong sách

Nghiên cứu gia đình và giới thời kỳ đổi mới. Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh (Đồng chủ biên).

Nxb. Khoa học xã hội.

Huong Thanh Nguyen. (2006). Child maltreatment in Vietnam: Prevalence and associated mental and physical health problems. Queensland University of Technology.

Huong Thanh Nguyen, Michael P Dunne, Anh Vu Le. (2014). Multiple types of child maltreatment and adolescent mental health in Vietnam. Bulletin of World Health Organisation, vol. 88, 22-30.

MDRI, Unicef. (2018). Báo cáo khảo sát đầu kỳ Chương trình Phát triển trẻ thơ toàn diện 2017-2021 của UNICEF Việt Nam. Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong, Hà Nội.

Nguyen Huu Minh, Tran Thi Hong, Tran Quy Long, Nguyen Ha Dong. (2021). Violent child discipline in the family: Findings from Vietnam Multiple Indicator Cluster Surveys. Child Indicators Research, vol. 14, 2371-2392.

Nguyễn Phương Thảo. (2009). Nghiên cứu về trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 6, 3-15.

Nguyen Trung Hai. (2018). Child Maltreatment in Hanoi, Vietnam and Its Consequences. Asian Social Work Journal, vol. 3, 56-65.

Nhu K. Tran, Lenneke R. A. Alink, Sheila R. Van Berkel, and Marinus H. Van Ijzendoorn. (2017). Child maltreatment in Vietnam: Prevalence and cross-cultural comparison. Journal of Aggression, Maltreatment & Trauma, vol. 26, 211-230.

OHCHR, UNICEF, WHO. (2006). World report on violence against children, Geneva.

Phan Thị Thanh Mai. (2007). Về bạo lực của bố mẹ đối với con (Qua nghiên cứu tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 5, 54-68.

Tổng cục Thống kê. (2010). Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu, Hà Nội.

Tổng cục Thống kê. (2011). Việt Nam - Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ. Nxb. Thống kê. Tổng cục Thống kê và UNICEF. (2015). Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam

2014. Báo cáo cuối cùng, Hà Nội.

Tổng cục Thống kê và UNICEF. (2021). Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2020-2021. Báo cáo kết quả điều tra, Hà Nội.

Trần Quý Long. (2019). Các yếu tố ảnh hưởng đến việc trẻ em bị bạo lực thể chất trong gia đình. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. số 6 (29), 93-103.

Unicef. (2010). Child disciplinary practices at home: Evidence from a range of low and middle income countries. United Nations Children’s Fund, New York.

Unicef. (2014). Hidden in Plain Sight: A statistical analysis of violence against children. United Nations Children’s Fund, New York.

Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, UNICEF Việt Nam. (2016). Phân tích tình hình trẻ em tỉnh Lào Cai. Báo cáo nghiên cứu, Hà Nội.

Vu Thi Thanh Huong. (2016). Understanding children’s experiences of violence in Viet Nam: Evidence from Young Lives. Innocenti Working Paper 2016-26. UNICEF Office of Research, Florence.

Yunhee Kang, Darien Colson-Fearon, Myungsun Kim, Soim Park, Matthew Stephens, Yunseop Kim, Erica Wetzler. (2023). Socio-economic and psychosocial determinants of violent discipline among parents in Asia Pacific countries during COVID-19: Focus on disadvantaged populations. Child Abuse & Neglect. vol. 139, 1-14.