Vấn đề kinh tế trong kinh Qur’an và những ảnh hưởng đối với đời sống của cộng đồng Islam ở Hà Nội

Tác giả

Nguyễn Thị Quế Hương
Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Email: quehuongtg@gmail.com
Kim Thanh Sản
Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Từ khoá:

Islam giáo, kinh Qur’an, kinh tế tôn giáo, cộng đồng Islam giáo, Hà Nội.

Tóm tắt

Mỗi một tôn giáo ra đời đều có những giáo lý, giáo luật, kinh sách,... làm nền tảng, cơ sở cho việc tu học và phát triển đạo theo quy luật chung. Với Islam giáo, Thiên kinh Qur’an là kim chỉ nam trong cuộc sống của tín đồ và các tín đồ đều có bổn phận phải phục tùng vâng theo những lời răn dạy của Thượng đế Allah đã để lại trong kinh Qur’an. Kinh Qur’an ghi chép lại những lời dạy của Thượng đế Allah về các vấn đề của cuộc sống như chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội..., về cách ứng xử của con người với con người và con người với môi trường tự nhiên. Để tìm hiểu về những quan niệm của Islam giáo về kinh tế và sự phục tùng tuân theo các lời dạy của Thượng đế Allah trong cuộc sống của tín đồ, bài viết giới thiệu sơ lược về kinh Qur’an, về các đoạn trích trong kinh Qur’an về kinh tế, từ đó, có những nhận xét về việc vận dụng kinh Qur’an trong cuộc sống, thông qua khảo sát tại cộng đồng Islam giáo ở Hà Nội hiện nay.

Phân loại ngành

Tôn giáo học

Tải File

Xuất bản

2022-12-06

Tham khảo

1. Abdurrahman Bin Abdul-Karim Asshayyhah, dịch giả Abu ZaytuneUsman Ibrahim (2014), Chìa khóa để hiểu Islam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

2. Nguyễn Mạnh Cường (2010), Văn hóa lối sống của người theo Hồi giáo, Nxb Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.

3. Phan Văn Dốp, Nguyễn Thị Nhung (2006), Cộng đồng người Chăm Hồi giáo ở Nam Bộ trong quan hệ giới và phát triển, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Đức Dũng, Nguyễn Thị Quế Hương (2019), Hôn nhân của cộng đồng Chăm Islam ở Tây Ninh, Kỷ yếu hội thảo Khoa học: “Thực trạng cộng đồng Chăm theo Islam giáo ở Việt Nam hiện nay”, Viện Nghiên cứu Tôn giáo phối hợp với Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận tổ chức, Ninh Thuận.
5. Nguyễn Văn Dũng (2005), “Một số vấn đề của Islam giáo trong đời sống xã hội hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3.

6. Ngụy Đức Đông, Trần Nghĩa Phương dịch (2005), “Nhìn tôn giáo từ góc độ kinh tế”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5.

7. Hassan Abdul Karim, dịch giả Từ Công Thu (2010), Tinh thần Islam, Tài liệu lưu hành nội bộ trong tôn giáo.

8. Phú Văn Hẳn (2001), “Cộng đồng Islam Việt Nam - sự hình thành, hòa nhập, giao lưu và phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1.

9. Nguyễn Thị Hòa (2015), “Những con đường giao thương từ Cao Nguyên đến ven biển miền Trung trong lịch sử”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, t.18, số 11.

10. Đỗ Quang Hưng (2019), “Từ mối quan hệ tôn giáo và kinh tế đến kinh tế tôn giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 2.

11. Nguyễn Quang Hưng (2018), “Tôn giáo và kinh tế qua khảo cứu quan niệm của M. Weber và E. F. Schumacher”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3.

12. Mahmoud Davari, Vũ Thị Hằng dịch (2015), “Những quyền con người cơ bản trong các tác phẩm của Saadi”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 3.

13. M.Weber, Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị dịch, (2008), Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, Nxb Tri thức, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Luận (1974), Người Chàm Hồi giáo miền Tây Nam phần Việt Nam, Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên xuất bản, Sài Gòn.

15. Lê Nhẩm (2003), “Về cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 6.

16. Đinh Hồng Phúc (2013), “Đạo Cao Đài trong phát triển kinh tế - nhìn từ góc độ giáo lí”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3.

17. Bá Trung Phụng (2005), “Cộng đồng người Chăm Islam giáo ở Việt Nam với đời sống xã hội”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1.

18. Shaeed International, Saudi Arabia, Dohamide Abu Talib biên dịch (2014), Xóa tan các ngờ vực về Islam, Nxb Tủ sách tìm hiểu Islam.

19. Thiên Kinh Qur’an và bản dịch ý nghĩa nội dung bằng Việt ngữ, Trung tâm Ấn loát Kinh Qur’an Quốc vương Fahad xuất bản 2010, Ả rập Xê út.

20. Tư liệu điền dã của nhóm tác giả năm 2020-2021 tại Thánh đường Al Noor, số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

21. Angie Ngoc Tran (2015), Weaving Life Across Borders: The Cham Muslim Migrants Traversing Vietnam and Malaysia. In book: International Migration in Southeast Asia - Continuities and Discontinuities, Publisher: Springer.

22. Muhammad Akram Khan (1994), An introduction to islamic economics, International Institute of Islamic thought and Institute of Pollcy Studies, Pakistan.

23. Abu Zaytune Usman Ibrahim (2011), Riba’ và ngân hàng, Abu Hisaan Ibnu Ysa kiểm duyệt, IslamHouse.com.

24. Hammudah Abdalati, Dohamide Abu Talib biên dịch (2009), “Islam, đức tin và ứng dụng”, http://chanlyislam.net/home/quyen-hon-nhan-va-ly-di-trong-islam-353/, truy cập ngày 28/5/2021.

25. Đỗ Quang Hưng (2018), “Tôn giáo và tăng trưởng kinh tế, phòng chống tham nhũng”, http://tapchimattran.vn/nghien-cuu/ton-giao-va-tang-truong-kinh-te-phong-chong-tham-nhung-11387.html, ngày 19/02/2018, truy cập ngày 17/3/2021.

26. Anh Vũ, Ngọc Quỳnh (2019), “Al Noor - Thánh đường Hồi giáo duy nhất giữa lòng Hà Nội”, https://truyenhinhdulich.vn/van-hoa/al-noor-thanh-duong-hoi-giao-duy-nhat-giua-long-ha-noi-6513.html, truy cập ngày 30/6/2022.