Tư tưởng tâm công của Nguyễn Trãi: nội dung và giá trị lịch sử

Tác giả

Lê Công Sự
Trường Đại học Hà Nội
Email: sulv@hanu.edu.vn
Nguyễn Thị Thọ
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Email: thodhsp@gmail.com

Từ khoá:

Lịch sử, Nguyễn Trãi, tâm công,

Tóm tắt

Bài viết này khắc họa nghệ thuật tâm công mà Nguyễn Trãi đã cùng chủ tướng Lê Lợi vận dụng trong mười năm kháng chiến chống quân Minh, giúp cho nghĩa quân dành thắng lợi, ít hao binh tổn tướng. Bằng lời nói và ngòi bút thông qua con đường ngoại giao mềm dẻo, Nguyễn Trãi đã thuyết phục được nhiều tướng giặc cũng như ngụy binh kéo cờ trắng xin hàng, đem lại hòa bình cho đất nước Đại Việt. Tư tưởng tâm công của Nguyễn Trãi là bài học lịch sử quý báu cho các chính khách thời đại sau khi phải đối đầu với giặc ngoại xâm. Hiện nay, tư tưởng đó vẫn còn tạo nên hiệu ứng lớn trong sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Phân loại ngành

Triết học

Tải File

Xuất bản

2022-07-19

Tham khảo

1. Doãn Chính, Bùi Trọng Bắc (2015), Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Nguyễn Trãi, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
2. Mai Xuân Hải (1998), Lê Thánh Tông - thơ văn và cuộc đời, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
3. Hồ Chí Minh toàn tập, t.7, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, 2011, Hà Nội.
4. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
5. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
6. Lê Công Sự (2013), “Ngôn ngữ với tư cách là phương tiện của quyền lực mềm”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, số 38.
7. Hà Thành (2017), “Nghệ thuật tâm công trong tư tưởng Nguyễn Trãi”, http://tapchiqptd.vn/vi/tim-hieutruyen-thong-quan-su/nghe-thuat-tam-cong-trong-tu-tuong-quan-su-cua-nguyen-trai/10633.html, truy cập ngày 25/5/2021.
8. Nguyễn Phú Trọng, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-chunghia-xa-hoi-va-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-646305/, truy cập ngày 20/6/2021.
9. Khổng Tử (1950), Luận Ngữ (bản dịch của Đoàn Trung Còn), Nxb Trí Đức, Sài Gòn.
10. Lão Tử (1998), Đạo đức kinh (bản dịch của Nguyễn Duy Cần), Nxb Văn học, Hà Nội.
11. Nguyễn Minh Tường (2003), Nguyễn Trãi - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
12. Trần Nguyên Việt (2012), “Tư tưởng khoan dung của Khổng Tử và sự thể hiện của nó ở Nguyễn Trãi”, Tạp chí Triết học, số 2.
13. Viện Sử học (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
14. Viện Sử học (2013), Đại việt sử ký toàn thư, Nxb Thời đại, Hà Nội.