Thờ cúng Thành hoàng tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng: những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay

Tác giả

Hoàng Văn Chung
Email: vanchung.hoang@gmail.com
Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Nguyễn Ngọc Mai
Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Từ khoá:

Thành hoàng làng, tín ngưỡng Thành hoàng, phục hồi nghi lễ, Kiến Thụy

Tóm tắt

Thờ cúng Thành hoàng là thành tố cốt yếu của tín ngưỡng Thành hoàng. Tín ngưỡng này có vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá truyền thống của người Kinh ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, phản ánh thế giới quan đa thần của các cộng đồng dân cư sinh sống theo làng. Vùng đồng bằng Bắc Bộ là nơi tín ngưỡng Thành hoàng từng hình thành và phát triển mạnh mẽ, có lúc lắng chìm trước điều kiện lịch sử, và rồi phục hồi mạnh mẽ trong giai đoạn ba, bốn thập niên trở lại đây. Nghiên cứu vận dụng Tôn giáo học này tập trung làm rõ những vấn đề đang đặt ra về hiện trạng và quá trình phục hồi của tín ngưỡng Thành hoàng ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng đặt trong xã hội nơi đây có sự chuyển đổi mạnh mẽ trên hầu hết các phương diện kể từ Đổi mới. Các dữ liệu chúng tôi phân tích được thu thập trong hai năm 2020-2022 triển khai tại huyện Kiến Thụy - một địa phương mang nhiều đặc sắc về tín ngưỡng Thành hoàng nhưng còn ít được giới nghiên cứu quan tâm.

Phân loại ngành

Tôn giáo học

Tải File

Xuất bản

2022-11-22

Tham khảo

1. Hoàng Văn Chung (2021), “Tái tạo không gian thiêng ở đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh mới”,
2. Chu Xuân Giao, Phan Lan Hương (2012), “Minh thệ trong quá khứ và ước vọng hôm nay”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 1 (139).

3. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Kim Hoa (2008), “Nghiên cứu thống kê phân loại văn bia Hải Phòng”, Thông báo Hán Nôm học 2008, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội.

5. Ngô Minh Khiêm (2021), “Tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng”, Kỷ yếu Hội thảo Thờ cúng Thành hoàng ở Hải Phòng, lịch sử, hiện tại và xu hướng biến đổi, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Hà Nội.

6. Ngô Đăng Lợi (2010), Hải Phòng - Thành hoàng và Lễ phẩm, Nxb Dân Trí, Hà Nội.

7. Ngô Đăng Lợi (2021), “Lịch sử thờ cúng thành hoàng làng ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng”, Kỷ yếu Hội thảo Thờ cúng Thành hoàng ở Hải Phòng, lịch sử, hiện tại và xu hướng biến đổi, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Hà Nội.

8. Lê Hồng Lý (2018), “Phục hưng lễ hội truyền thống Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, trong: Nhiều tác giả, Tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam trong bối cảnh mới, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

9. Nguyễn Ngọc Mai (2021), Biến đổi của tôn giáo dân gian trong chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Đỗ Lan Phương (2018), “Sắc diện mới của thần Thành hoàng và thần làng hiện nay (qua dữ liệu ở một số làng của Hà Nội, Bắc Ninh và Bắc Giang)”, trong: Nhiều tác giả, Tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam trong bối cảnh mới, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

11. Ủy ban nhân dân huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng (2009), Kiến Thụy xưa và nay, Nxb Lao động, Hà Nội.

12. Nguyên Hà (2021), “Cho ý kiến về việc lập dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Đình Kim Sơn, Đền Hạ”, https://baochinhphu.vn/cho-y-kien-ve-viec-lap-du-an-bao-ton-tu-bo-va-ton-tao-di-tich-dinh-kim-son-den-ha-tp-hai-phong-10267919.htm, truy cập ngày 11/4/2022.

13. Liên Đoàn (2021), “Huyện Kiến Thụy, giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản năm 2021 ước đạt 1.771,4 tỷ đồng”, https://thanhphohaiphong.gov.vn/huyen-kien-thuy-gia-tri-san-xuat-nong-nghiep-thuy-san-nam-2021-uoc-dat-1-7714-ty-dong.html, truy cập ngày 8/5/2022.