Nhận diện niềm tin của người dân đối với tính trung thực trong đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay

Tác giả

Nguyễn Thị Minh Ngọc
Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: ngocnnminh@gmail.com

Từ khoá:

Đạo đức kinh doanh, niềm tin, tính trung thực trong kinh doanh.

Tóm tắt

Tính trung thực là một yếu tố quan trọng của đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Trung thực là cơ sở nền tảng của chữ tín. Về cơ bản, các doanh nghiệp đều ý thức vai trò của tính trung thực đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng đảm bảo thực hiện giá trị này. Niềm tin vào tính trung thực của doanh nghiệp là chiều cạnh quan trọng về niềm tin của người dân đối với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết này tập trung đi sâu nhận diện thực trạng niềm tin của người dân về việc đảm bảo tính trung thực của doanh nghiệp. Tính trung thực có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ, tuy nhiên, bài viết chỉ đi sâu vào vấn đề: trung thực trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, trong quảng cáo sản phẩm, trong quy trình sản xuất sản phẩm để tạo ra các sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng đối với người tiêu dùng.

Phân loại ngành

Xã hội học

Tải File

Xuất bản

2023-06-30

Tham khảo

1. Francis Fukuyama (2003), “Nguồn vốn xã hội và sự phát triển: chương trình nghị sự tương lai”, Tạp chí Xã hội học, số 4 (84).

2. Howard, J. A., & N.Sheth, J, (1969), “A theory of buyer behaviour”, Journal of the American Satistical Association, 467-487.

3. Luu Trong Tuan, (2012), “The linkages among leadership, trust, and business ethnics”, Social Responsibility , DOI: 10.1108/17471111211196629, 133-148.

4. S. Bowles, H. Gintis, (2002), “Social Capital and Community Governance”, Economic Journal, vol 112, 419-436.

5. Simons, (1999), “Behavioral integrity as a critical ingredient for transformational leadership’’, Journal of Organizational Change Management, Vol. 12, No. 2, 84-104.