Một số xu hướng biến đổi hôn nhân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Từ khoá:
Việt Nam, hôn nhân, lựa chọn bạn đời, tuổi kết hôn, nơi ở sau kết hôn.Tóm tắt
Bài viết phân tích một số xu hướng biến đổi hôn nhân ở Việt Nam hiện nay dựa trên số liệu thống kê và cuộc khảo sát 1.819 gia đình tại 7 tỉnh từ năm 2017-2018. Kết quả này cho thấy, một số khía cạnh hôn nhân ở Việt Nam đã thay đổi nhưng không hoàn toàn đứt đoạn so với khuôn mẫu truyền thống. Hôn nhân gắn kết hơn với giá trị hạnh phúc cá nhân, nhưng ý nghĩa vì gia đình vẫn rất quan trọng. Tuổi kết hôn của người dân tăng lên. Thanh niên có nhiều quyền hơn trong việc quyết định hôn nhân, tuy nhiên vai trò quan trọng của cả gia đình vẫn được duy trì. Các đặc điểm cá nhân được quan tâm hơn trong lựa chọn bạn đời, thay cho tiêu chuẩn dựa trên “môn đăng hộ đối”. Việc sắp xếp nơi ở sau kết hôn vẫn mang đậm dấu ấn truyền thống. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thay đổi hôn nhân ở Việt Nam gồm: học vấn người dân tăng lên; quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa; văn hoá truyền thống; các đặc trưng cá nhân và hộ gia đình.
Phân loại ngành
Xã hội học
Tải File
Xuất bản
Tham khảo
2. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam (1991), Tổng điều tra dân số Việt Nam 1989: Kết quả điều tra toàn diện, t.3, Nxb Thống kê, Hà Nội.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, UNICEF (2008), Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006.
4. Nguyễn Hữu Minh (1999), “Quyền tự do lựa chọn bạn đời ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng: Truyền thống và biến đổi”, Tạp chí Xã hội học, số 1 (65), tr.28-39.
5. Nguyễn Hữu Minh (2009), “Biến đổi quyền quyết định hôn nhân ở Việt Nam và các yếu tố tác động”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 4, tr.3-17.
6. Nguyễn Hữu Minh (2011), Một số vấn đề cơ bản về gia đình và giới ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020, Báo cáo Tổng quan Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Viện Gia đình và Giới, năm 2009-2010.
7. Nguyễn Hữu Minh và Trần Thị Hồng (2011), “Thái độ của thanh thiếu niên Việt Nam về hôn nhân và gia đình”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 4, tr.3-14.
8. Nguyễn Hữu Minh và Mai Văn Hai (2012), “Một số vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 2, tr.5-23.
9. Nguyễn Hữu Minh (2018), “Những đặc điểm cơ bản của hôn nhân ở Việt Nam hiện nay và những yếu tố ảnh hưởng”, Báo cáo Đề tài thuộc Chương trình trọng điểm cấp Bộ: Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về gia đình thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2022
16
10. Tổng cục Thống kê (2017), Kết quả chủ yếu Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01/4/2016, Nxb Thống kê, Hà Nội.
11. Lê Ngọc Văn (2007), “Mô hình tìm hiểu và quyết định hôn nhân ở nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Xã hội học, số 3 (99), tr.24-36.
12. Goldscheider, C. and Uhlenberg, P.R. (1969), “Minority Group Status and Fertility”, The American Journal of Sociology, No. 74, pp.361-372.
13. Kennedy, R.E.Jr. (1973), “Minority Group Status and Fertility: The Irish”, American Sociological Review, No. 38, February, pp.85-96.
14. Thornton, A.; Lin, H-S.; Chang, J-S. and Yang, L-S. (1994), “Determinants of Historcial Changes in Marital Timing”, In Thornton, A. and Lin, H-S. (Eds), Social Change and The Family in Taiwan (pp.225-244), The University of Chicago Press.
15. Xenos, P. and Gultiano, S.A. (1992), Trends in Female and Male Age at Marriage and Celibacy in Asia. Papers of the program on population, East-West Center, Honolulu, Hawaii, No. 120, September.