Một số vấn đề trong nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học ở Việt Nam hiện nay

Tác giả

Vũ Hoàng Công
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Email: vuhoangcong60@gmail.com

Từ khoá:

Chính trị học, nghiên cứu chính trị học, giảng dạy chính trị học

Tóm tắt

Nghiên cứu, giảng dạy Chính trị học (CTH) ở Việt Nam là làm rõ giá trị lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta. Đặc biệt là các vấn đề bản chất, như: quy luật của chính trị nói chung, chính trị thời đại tư bản chủ nghĩa (TBCN) và chủ nghĩa xã hội (CNXH), quy luật và những vấn đề của chính trị Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH hiện nay. Nghiên cứu CTH cần có phương pháp luận đúng đắn đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử với tầm nhìn quốc gia và quốc tế; gắn lịch sử và hiện tại, lý luận và thực tiễn, hàn lâm và ứng dụng. Đồng thời, vận dụng các phương pháp nghiên cứu (điều tra xã hội học, thống kê, lượng hóa…). Về mặt giảng dạy, cần phải thiết kế chương trình, nội dung thật sự phù hợp với đối tượng người học.

Phân loại ngành

Chính trị học

Tải File

Xuất bản

2022-07-19

Tham khảo

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
2. Khoa Khoa học chính trị (2015), Khung chương trình đào tạo Cao học chuyên ngành Chính trị học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
3. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chính trị học (2007), Chính trị học - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
4. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Chính trị học (dành cho hệ đào tạo CCLLCT), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
5. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chính trị học (2021), Giáo trình Cao học Chính trị học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.