Đào tạo giáo viên trung học tại miền Nam Việt Nam (1954-1975): Trường hợp Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn

Tác giả

Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Email: nk.dung@vju.ac.vn

Từ khoá:

Đại học sư phạm, giáo dục miền Nam Việt Nam, đào tạo giáo viên, giáo viên trung học, cải cách giáo dục.

Tóm tắt

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là khâu then chốt quyết định sự phát triển giáo dục. Nghiên cứu này, trên cơ sở tư liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II về giáo dục miền Nam Việt Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn, sẽ phân tích hoạt động đào tạo giáo viên trung học tại Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động đào tạo giáo viên của Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn đối với cải cách bậc trung học ở miền Nam Việt Nam thời chính quyền Sài Gòn. Đây là cuộc cải cách giáo dục toàn diện để chuyển đổi nền giáo dục từ mô hình Pháp sang mô hình Hoa Kỳ. Qua đó, nghiên cứu gợi mở một số liên hệ mang tính kinh nghiệm lịch sử đối với hoạt động đào tạo giáo viên nói riêng và công cuộc cải cách giáo dục của Việt Nam hiện nay nói chung.

DOI:

https://doi.org/10.56794/KHXHVN.12(204).70-79

Phân loại ngành

Sử học

Tải File

Xuất bản

2024-12-01

Tham khảo

Bộ Giáo dục. (1973). Nghị định số 600/GD/KHPC/HV/NĐ ngày 8 tháng 3 năm 1973 thiết lập ngành Huấn luyện Cấp tốc Giáo sư Trung học Đệ II cấp tại Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn kể từ niên khóa 1972-73. Nha Sư phạm. Hồ sơ 637. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
Bộ Kinh tế Quốc gia. (1957). Việt Nam niên giám thống kê (1954-1955). Viện Quốc gia Thống kê. Sài Gòn.
...